Thị trường dầu mỏ thế giới ngày càng tuột dốc. Gía dầu mỏ xuống dốc một cách không phanh. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp dầu mỏ chao đảo đứng trên bờ vực thẳm.
Hăng dầu lớn của Mỹ Hercules Offshore vừa phải nộp đơn xin phá sản lần 2 khi giá dầu tiếp tục đi xuống.
Vào tháng 8 năm ngoái, Hercules Offshore đă nộp đơn xin phá sản khi cuộc khủng hoảng giá dầu bắt đầu khiến các công ty kiệt quệ về tài chính. Hercules sau đó hồi phục vào tháng 11, khi giải quyết được khối nợ 1,2 tỷ USD. Nhưng rồi đợt sóng thứ 2 tiếp tục đánh vào ngành dầu mỏ, khiến giá dầu thô xuống đáy 13 năm hồi tháng 2 năm nay.
Đó là lư do v́ sao Hercules Offshore cuối tuần trước lại tuyên bố nộp đơn xin phá sản. Cổ phiếu hăng này đă giảm gần 40% sau thông tin trên.
Hơn 60 hăng dịch vụ dầu mỏ tại Bắc Mỹ đă phá sản từ đầu năm 2015
Hercules cho biết từ khi thoát phá sản tháng 11, đợt giảm mới của giá dầu và việc khách hàng sáp nhập đă khiến nhu cầu dịch vụ của công ty đi xuống. Họ cung cấp tàu chở dầu và giàn khoan cho các hăng dầu khí.
Lần này, thay v́ chỉ tái cấu trúc nợ, Hercules sẽ bán thêm tài sản để có tiền mặt. Họ đă đạt thỏa thuận bán một giàn khoan trị giá 196 triệu USD cho Maersk Highlander. Hercules cũng tiết lộ sẽ đề nghị ṭa án cho phép ḿnh tiếp tục trả cho nhà cung cấp, đồng thời duy tŕ lương và phúc lợi công nhân.
Nếu được chấp thuận, Hercules sẽ là hăng dầu đầu tiên tại Mỹ trong 2 năm gần đây nộp 2 lần đơn xin phá sản. "Tôi cho rằng khi giá dầu c̣n thấp như hiện tại, đây có lẽ chỉ mới là sự bắt đầu", Garvin cho biết.
Giá dầu giảm khiến các lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí Mỹ bị sụt giảm nặng nề. Tiêu biểu, lợi nhuận quư I/2016 của đại gia dầu khí Mỹ ExxonMobil giảm tới 63% xuống c̣n 1,8 tỷ USD, trong đó các hoạt động kinh doanh dầu mỏ làm tập đoàn này lỗ 76 triệu USD.
Doanh thu của ExxonMobil giảm 28%, xuống c̣n 48,7 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2016.
Trong khi đó, Chevron cho biết đă lỗ 725 triệu USD trong quư I/2016, một sự sụt giảm nghiêm trọng so với mức lăi ṛng 2,6 tỉ USD cùng kỳ năm 2015 (quư I/2014, lăi ṛng từng đạt 4,5 tỷ USD).
Trong phiên giao dịch ngày 27/5, giá dầu giảm xuống dưới mốc 50 USD/thùng, bởi ngay khi giá dầu chạm ngưỡng này, nhiều nhà đầu tư lập tức bán ra chốt lời. Ngoài ra, đồng USD tăng giá cũng khiến giá dầu giảm.
Theo nhận xét của giới chuyên gia năng lượng, nhiều nhà đầu tư muốn bán để rời khỏi thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường trở nên khó đoán định.
Chuyên gia thị trường tại quỹ PVM, ông David Hufton, nhận định: "Ở mức giá dầu hiện tại, giới đầu tư vẫn vô cùng thận trọng. Họ đồng thời cũng đang lo ngại về việc đồng USD mạnh lên khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nói nhiều hơn đến khả năng nâng lăi suất cơ bản đồng USD trong tháng tới”.
Tuy nhiên theo cảnh báo của chuyên gia thị trường năng lượng thuộc ngân hàng UBS, ông Giovanni Staunovo, các yếu tố gây gián đoạn sản xuất trên sẽ không kéo dài lâu, đó là chưa kể đến nguồn cung của các nước OPEC sẽ tăng.
C̣n theo chuyên gia cao cấp tại quỹ Energy Management, ông Dominick Chirichella, sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ có thể tăng ước tính 300 đến 400 ngh́n thùng/ngày bởi một số công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ sớm đưa nhiều mỏ dầu vào khai thác.
Chỉ số USD, chỉ số theo dơi biến động của đồng USD so với giỏ các đồng tiền lớn khác của thế giới, tăng 0,6% trong phiên ngày thứ Sáu. Dù có giảm trong phiên hôm qua nhưng tính đến hiện tại, giá dầu thô trên thị trường Mỹ vẫn tăng được 90% từ mức thấp nhất trong 13 năm thiết lập vào tháng 2/2016.
Thông tin mới công bố cho thấy thêm một số giàn khoan dầu của Mỹ đóng cửa trong tuần trước. Theo công ty dữ liệu năng lượng Baker Hughes, tính đến cuối tuần vừa rồi, tại Mỹ có 306 giàn khoan dầu đang hoạt động, thấp hơn rất nhiều so với con số 1.609 giàn khoan dầu ở thời điểm đỉnh cao vào tháng 10/2014.
Nhiều chuyên gia kỳ vọng việc số lượng các giàn khoan dầu giảm sẽ giúp giảm bớt t́nh trạng dư cung quá mức trên thị trường năng lượng Mỹ hiện nay.
VietBF © Sưu Tầm