Malaysia bất ngờ lên tiếng phản đối lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông sau hàng loạt những hành động khiêu khích.
Trung Quốc có nhiều hành động khiêu khích bắt nạt những nước nhỏ. Mới đây, Trung Quốc đă động chạm tới mỏ dầu khí đốt của Malaysia. Malaysia đă triển khai nhiều trực thăng, máy bay và một đội đặc nhiệm ra căn cứ hải quân gần Bintulu, miền Nam Miri để bảo vệ mỏ dầu khí đốt
Tàu Trung Quốc ngang nhiên khiêu khích
Tháng Ba năm nay, Hải quân Malaysia được phen sốc nặng khi tàu hải cảnh của Trung Quốc bén bảng tới khu vực bờ biển ngoài khơi bang Sarawak, Malaysia và có động thái chống trả quyết liệt như phóng tốc độ cao, rú c̣i ầm ĩ khi bị xua đuổi.
Một quan chức Cơ quan Thực thi Pháp luật Hải quân Malaysia (MMEA) cho biết, họ nhiều lần phát hiện tàu thuyền Trung Quốc tới khu vực Cụm băi cạn Luconia, ngoài khơi thị trấn phong phú về giàu mỏ Miri. Nhưng việc xảy ra hồi tháng Ba vừa qua là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động chống trả khi bị xua đuổi như vậy. “Hành động đó nhắm vào tàu thuyền chấp pháp của Malaysia, và có khả năng gây nguy hiểm” - quan chức này nói.
Sự việc “gây sốc” trên và sự xuất hiện khoảng 100 tàu thuyền đánh cá Trung Quốc tại khu vực cụm băi cạn Luconia thời gian gần đây khiến nhiều quan chức tại Malaysia không thể im lặng trước “người hàng xóm khổng lồ”. Một Bộ trưởng Malaysia giấu tên khẳng định, Malaysia cần phải cứng rắn chống lại những hành động xâm phạm chủ quyền hàng hải trong bối cảnh Trung Quốc đang “lên cơ” thực hiện hàng loạt hành động khiêu khích tại các đảo đá tranh chấp trên Biển Đông. Vị Bộ trưởng này cũng nhấn mạnh sự đối lập giữa phản ứng của Malaysia với phản ứng của Indonesia khi tàu Trung Quốc xâm phạm: “Khi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển mà Indonesia khẳng định, họ lập tức rượt đuổi. Khi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của chúng tôi, chúng tôi không làm ǵ”.
“Con giun xéo măi phải quằn”
V́ mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, sự phụ thuộc nặng nề về thương mại và đầu tư nên từ trước tới nay, Malaysia đều không phản ứng mạnh mẽ với các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Trước đây, Trung Quốc từng thực hiện hai cuộc tập trận hải quân năm 2013, 2014 tại Băi ngầm James, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia khoảng 50 hải lư. Nhiều lần, tàu Hải cảnh của Trung Quốc chở người có vũ trang đă tấn công ngư dân tại Miri, Malaysia khiến ngư dân khu vực này hoang mang. Nhưng tất cả những sự việc này đều được lờ đi.
Gần đây, sau khi nhiều lần phát hiện tàu đánh cá Trung Quốc bén bảng tới khu vực Nam băi cạn Luconia – khu vực đánh bắt cá dồi dào thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, Malaysia lập tức đưa hải quân ra ứng phó và triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Malaysia để giải thích rơ nguyên nhân. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại xoa dịu vấn đề và nói, tàu đánh cá của họ đang đánh bắt cá b́nh thường trong các “vùng biển liên quan”.
Chỉ vài tuần sau, Malaysia thông báo kế hoạch đưa hải quân ra căn cứ đang hoạt động gần Bintulu, miền Nam Miri. Bộ Quốc pḥng Malaysia khẳng định, nước này triển khai máy bay, trực thăng, một đội đặc nhiệm ra căn cứ này để bảo vệ tài sản khí đốt, dầu mỏ phong phú của đất nước khỏi ánh mắt ḍm ngó của những kẻ trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Philippines - cách đó hàng trăm ki-lô-mét về phía Đông Bắc.
Nhiều quan chức và chuyên gia cho rằng, mục đích chính của hoạt động này là nhằm pḥng chống các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc. Chuyên gia Biển Đông Ian Storey, đến từ Viện Nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak (Singapore) hoài nghi: “Tăng cường an ninh để bảo vệ tài sản khí đốt và dầu mỏ tức là nước đó đang tự bảo vệ ḿnh khỏi những nhân tố nhà nước và phi nhà nước. Điều đó hoàn toàn hợp lư. Nhưng có thực sự là do tổ chức khủng bố IS. Tôi không nghĩ vậy”.
VietBF© Sưu tập