Việt Nam có thể sẽ sản xuất hàng nghìn tên lửa để tăng cường sức mạnh quân đội. Tờ báo này cũng đã có những dẫn chứng để khảng định luận điểm của mình. CHưa rõ tính xác thực của thông tin đến đâu.
Defenceblog, một trang huyên về tin tức quân sự và quốc phòng của Ukraina vừa dẫn nguồn của Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho hay, tập đoàn này đã chuyển giao cho VN các thiết kế phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu của VN.
Theo đó, chưa rõ phía VN góp vốn như nào, nhưng tên lửa sẽ được sản xuất tại VN với số lượng rất lớn, khoảng 3.000 tên lửa chống hạm KCT-15.
VN cũng sẽ có quyền xuất khẩu sang bất kỳ nước nào cần đến, giống như Ấn Độ xuất khẩu tên lửa Brahmos.Tên lửa KCT 15 và bệ phóng có hình dáng bên ngoài rất giống với tên lửa chống hạm 3M24-E (Kh-35E) Uran-E được sản xuất tại Nga. Từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu được Nga chuyển giao công nghệ tên lửa Kh-35E để tự sản xuất loại tên lửa này.Theo nhận định của một số chuyên gia, tên lửa chống hạm KCT 15 do Việt Nam sản xuất có thể được áp dụng những công nghệ mới nhất trên phiên bản Uran-UE.Đáng chú ý nhất của biến thể Uran-UE là nhờ trang bị động cơ mới, bổ sung cơ chế dẫn đường bằng cách tham chiếu vệ tinh cũng như tối ưu hóa quỹ đạo bay, nên mặc dù kích thước tên lửa và đầu đạn không đổi nhưng tầm bắn của Uran-UE đã tăng lên tới 260km.Với tên lửa chống hạm KCT-15, có thông tin cho rằng, tầm hoạt động của nó đã được nâng lên tới 300km và mang theo đầu đạn 300kg (so với tầm hoạt động 130km và đầu đạn 145kg của bản gốc).