Mỹ dựng “NATO châu Á” vây Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ phô trương sức mạnh quân sự lớn nhất của hải quân Mỹ gần bờ biển Trung Quốc. Mỹ c̣n tăng áp lực lên Trung Quốc bằng lực lượng không quân khi tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương tuyên bố sẽ thực hiện nhiều chuyến bay hơn tại khu vực.
Mỹ đang tăng cường liên minh của ḿnh hoặc thiết lập đối tác chiến lược với những quốc gia trên, cố tạo lập một ṿng vây phong tỏa Trung Quốc, bao gồm các quốc gia Đông Bắc Á tới Biển Đông tới Châu Đại Dương với liên minh Mỹ-Nhật là trụ cột, chuyên gia Trung Quốc Yin Chengde viết trên trang Tiêu điểm Mỹ-Trung.
Chiến đấu cơ F-35 phiên bản hải quân trên tàu sân bay Mỹ
Chengde cáo buộc gần đây Mỹ đă tăng cường khiêu khích chống Trung Quốc tại khu vực bằng cách điều cụm tác chiến tàu sân bay hải hành ở vùng biển các đảo nhân tạo (do Trung Quốc xây dựng phi pháp) ở Biển Đông. Đây là cuộc phô trương sức mạnh quân sự lớn nhất của hải quân Mỹ gần bờ biển Trung Quốc. Mỹ c̣n tăng áp lực lên Trung Quốc bằng lực lượng không quân khi tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương tuyên bố sẽ thực hiện nhiều chuyến bay hơn tại khu vực.
Theo Chengde, Washington đă chống lưng Manila đâm đơn kiện Trung Quốc ra Ṭa án quốc tế Hague Tribunal về “chủ quyền một nhúm đảo và đá ở Biển Đông”. Họ (Mỹ và Philippines) đ̣i Trung quốc phải tuân thủ phán quyết của ṭa, viện dẫn việc bác bỏ phán quyết sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và Mỹ cùng các đồng minh sẽ có cơ sở hợp pháp để hành động ở Biển Đông.
Chengde tố cáo để biện minh cho các hành động quân sự của ḿnh trong khu vực, Mỹ đă tạo ra một loạt cái cớ nhằm hậu thuẫn cho cái gọi là tự do hàng hải và hàng không.
Theo chuyên gia Trung Quốc, cái cớ thứ nhất là Trung Quốc mưu đồ quân sự hóa Biển Đông (trên thực tế Trung Quốc đang làm đúng như vậy). Chengde lặp lại luận điệu cũ rích của bất cứ giới chức Trung Quốc nào rằng hành động của Trung Quốc chỉ là xây dựng các cơ sở pḥng vệ trên các đảo, đá thuộc cái gọi là “chủ quyền lănh thổ và phù hợp với luật pháp quốc tế” (thật nực cười cho cách diễn giải một ḿnh một kiểu không giống ai của Bắc Kinh).
Trung Quốc đă triển khai tên lửa chống hạm YJ-62 ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông nhưng lại đổ lỗi cho Mỹ leo thang căng thẳng
Chengde quả quyết Trung Quốc chẳng làm ǵ quân sự hóa Biển Đông. Ông này c̣n so sánh một cách lố bịch việc Mỹ quân sự hóa Trân Châu Cảng và Guam, những nơi cách xa lănh thổ Mỹ th́ sao? Chengde tố ngược chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc đă quân sự hóa Biển Đông và dẫn ra việc Mỹ thường xuyên tiến hành tập trận quy mô lớn tại khu vực và đưa hạm đội hải quân của ḿnh xâm nhập Biển Đông.
Rồi nào là chiến hạm Mỹ thường thâm nhập lănh hải Trung Quốc theo cách khiêu khích và đe dọa. Chengde lớn tiếng cáo buộc Mỹ mới là kẻ châm ng̣i quân sự hóa Biển Đông, trong khi Trung Quốc “không bao giờ đóng trú bất cứ lực lượng quân sự nào của ḿnh bên ngoài lănh hải (Trung Quốc không thể che giấu sự thật là nước này đă dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và một số đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Chengde chế nhạo Mỹ trên thực tế như kẻ trộm nhưng lại kêu gọi đừng ăn trộm khi tố cáo Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Cái cớ thứ hai theo Chengde, Mỹ thường bảo vệ các hành động của ḿnh ở Biển Đông là khoảng cách xa xôi của các đảo, đá này so với đại lục. Mỹ cho rằng những thực thể nói trên nằm quá xa Trung Quốc và nằm gần hơn các nước tuyên bố chủ quyền khác và chúng thuộc về các quốc gia này chứ không thuộc về Trung Quốc. Washington ngụ ư rằng chiến hạm Mỹ hoạt động ở Biển Đông nhằm đối phó với mối đe dọa Trung quốc nhân danh các nước kia. Chengde cho rằng đây là lập luận trá ngụy chống lại nhận thức chung và các nguyên tắc pháp lư (không rơ vị này nói tới nguyên tắc pháp lư và nhận thức chung nào khi cả khu vực và thế giới đều không công nhận yêu sách “đường lưỡi ḅ” phi pháp do Bắc Kinh ngang ngược tự vẽ ra, bất chấp sự phản đối và luật pháp quốc tế).
Như đă được lập tŕnh sẵn, Chengde lại ôn lại “bài ca” quen thuộc rằng Trung quốc là nước đầu tiên t́m ra, đặt tên và thực thi chủ quyền đối với các đảo và đá ở Biển Đông từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước và không nước nào tranh chấp cho tới những năm 1970 khi dầu khí được phát hiện tại vùng biển này và bị một số nước chiếm bất hợp pháp một số lớn đảo và băi đá (trong khi chính Trung Quốc mới là nước đi xâm chiếm và nhận vơ là của ḿnh dựa trên những dữ liệu lịch sử mơ hồ). Chengde cho rằng Trung Quốc đă “trở thành nạn nhân trước hành động của các nước khác”.
Chengde bắt bẻ rằng thật phi lư khi xác định chủ sở hữu một ḥn đảo bằng cách phán xét nó nằm cách bờ nước đó bao xa. Chengde dẫn ví dụ thời thực dân, một số nước phương Tây cũng có những lănh thổ hải ngoại nằm rất xa nước mẹ nhưng lại nằm sát các quốc gia khác, nhưng họ không bao giờ trao trả chủ quyền lănh thổ. Chẳng hạn, Hawaii nằm gần Mexico hơn nhiều so với Mỹ, nhưng Mỹ không bao giờ nhường các đảo này cho Mexico. Do đó, Chengde kết luận “lư thuyết về khoảng cách” điển h́nh cho tiêu chuẩn kép và là một minh chứng cho quyền lực chính trị.
Cái cớ thứ ba theo Chengde là Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền của ṭa án quốc tế phán quyết về Biển Đông, do đó Washington chộp lấy chứng minh Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế. Đúng theo giọng lưỡi quen thuộc, Chengde nói đó là luận điểm hoàn toàn sai lầm, ngụy biện. Chengde đổ cho Philippines mới là bên bất hợp pháp và phi lư, dối trá khi đưa vụ việc ra Ṭa án Trọng tài quốc tế là vi phạm thỏa thuận đă kư với Trung Quốc. Vị này c̣n nói Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền xét xử vụ việc c̣n hơn cả lời sự quở trách, và là hành động “phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển” (?!).
Chengde cáo buộc Mỹ không phải là một bên phù hợp trong vụ kiện nhưng lại đi quá xa trong việc hỗ trợ Philippines cố “dọa nạt” Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết và phán rằng việc này phơi bày một sự thật đằng sau vụ kiện là chẳng có ǵ ngoài một tṛ hề chính trị được dàn dựng bởi kẻ nào đó (ám chỉ Mỹ).
Vị chuyên gia này nhận định có nhiều nguyên do khiến Mỹ thúc đẩy vấn đề Biển Đông thành trọng tâm trong chiến lược châu Á-Thái B́nh Dương để kiềm chế Trung Quốc.
Trước tiên, Biển Đông là tuyến huyết mạch đối với vận tải đường biển của Mỹ và các đồng minh và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ tạo ra thách thức đối với quyền bá chủ của Mỹ ở khu vực.
Thứ hai, Chengde tự tin cho rằng Washington cảm nhận Bắc Kinh đang vượt mặt về ảnh hưởng chính trị và đặc biệt là kinh tế đối với các quốc gia ASEAN. Nhằm đảo ngược xu thế này, Mỹ đă chọn Đông Nam Á để tập trung chiến lược “xoay trục châu Á” và dồn tất cả mọi nỗ lực để chơi con bài gọi là “mối đe dọa” Trung Quốc ở khu vực trong một cố gắng chia rẽ ASEAN và Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ tiến hành những động thái khiêu khích chống Trung Quốc ḥng giành lại đ̣n bẩy tại khu vực, Chengde cáo buộc.
Thứ ba, Chengde tố Mỹ luôn luôn cố thiết lập một dạng liên minh “NATO châu Á” ở châu Á-Thái B́nh Dương bất chấp sự phản ứng nhạt nhẽo của khu vực (thực chất liên minh Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc…đă h́nh thành chính do sự hung hăng của Trung Quốc). Trong những năm gần đây, Mỹ đă chọn tranh chấp Biển Đông như một điểm đột phá để bẻ găy bối cảnh lạnh nhạt này. Chengde đơm đặt rằng bằng cách đứng về phía một số nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ đang tăng cường liên minh của ḿnh hoặc thiết lập đối tác chiến lược với những quốc gia trên, cố tạo lập một ṿng vây phong tỏa Trung Quốc, bao gồm các quốc gia Đông Bắc Á tới Biển Đông tới Châu Đại Dương với liên minh Mỹ-Nhật là trụ cột.
Quân đội Mỹ và Nhật Bản tập trận chung
Hải quân Mỹ-Nhật thường xuyên tập dượt đối phó với thách thức an ninh khu vực
Thứ tư, những hành động của Mỹ chống Trung Quốc ở Biển Đông rơ ràng t́m cách ủng hộ về mặt tinh thần đối với phong trào ly khai tại Đài Loan, gần đây phát triển mạnh ở ḥn đảo này nhằm ngăn chặn Trung Quốc thống nhất Đài Loan với đại lục, Chengde phân tích.
Chuyên gia này cáo buộc Mỹ là nước cách xa hàng ngàn dặm và hoàn toàn không phù hợp với tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên Mỹ lại can thiệp vào làm t́nh h́nh phức tạp hơn và đẩy căng thẳng khu vực leo thang. Chengde lớn tiếng phán rằng một hành động ích kỷ như vậy chống lại xu thế thời đại và lợi ích cơ bản của các nước trong khu vực sẽ kết cục thất bại (chắc có lẽ vị này nói đến lợi ích của riêng Trung Quốc chứ không thể của các nước trong khu vực được và hàm ư phải để mặc cho Trung Quốc hoành hành ngang ngược, muốn làm ǵ th́ làm mới là xu thế thời đại chăng?)
Chengde không quên cảnh cáo Mỹ nên nhớ rằng cán cân quyền lực, quan hệ quốc tế và phân chia lợi ích tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương tất cả đă trải qua sự biến đổi sâu sắc. Vị này c̣n kẻ cả phán rằng hầu hết các nước châu Á-Thái B́nh Dương muốn duy tŕ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc và họ sẽ không mù quáng leo lên cỗ xe trận của Mỹ để chống Trung Quốc (!?).
Vietbf @ sưu tầm.