Vietbf.com - Một nhà sáng lập một quỹ bảo trợ động vật tại Mỹ đă mua lại 6 ḷ mổ chó ở Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc để cứu thoát khỏi 1.000 con chó làm thịt, nhưng nhờ những người này tới tại thành phố Ngọc Lâm để thuyết phục họ bán lại cơ sở cùng toàn bộ chó nuôi nhốt bên trong.
Marc Ching bên trong một ḷ mổ chó vừa được ông và các t́nh nguyện viên mua lại. Ảnh: Shanghaiist.
Marc Ching, nhà sáng lập một quỹ bảo trợ động vật tại Mỹ, cùng các t́nh nguyện viên đi tới các ḷ mổ tại thành phố Ngọc Lâm để thuyết phục họ bán lại cơ sở cùng toàn bộ chó nuôi nhốt bên trong. Ông đă tới 11 ḷ mổ, nhưng chỉ thuyết phục được 6 cơ sở trước khi lễ hội thịt chó Ngọc Lâm khai mạc hôm 21/6, theo Shanghaiist.
Nguyên nhân là giá mua thấp hơn so với doanh thu hàng năm của các chủ ḷ mổ. Những người đồng ư bán cho biết họ chấp nhận mức giá này để tiết kiệm chi phí sản xuất và nghỉ hưu.
"Mỗi năm, mọi người đều biểu t́nh phản đối lễ hội thịt chó ở Trung Quốc. Nhưng điều đó không giải quyết được ǵ. Tôi quyết định cắt chuỗi cung ứng của họ bằng cách mua lại ḷ mổ rồi đóng cửa", Ching nói.
Tuy nhiên, ông Peter J. Li tại Tổ chức nhân đạo quốc tế - cơ quan cứu hộ động vật hoang dă, cảnh báo Ching và những người khác về việc bị "tống tiền". Peter cho biết một số ḷ mổ ở Trung Quốc cố ư ra giá cao và đối xử dă man với chó.
Ching cáo buộc cảnh sát Trung Quốc "theo đuôi" nhóm của ông, đe dọa chủ ḷ mổ không được thỏa thuận với Ching. Ông cũng tố cáo ḿnh bị đánh khi đến Ngọc Lâm.
Peter Li đánh giá cao hoạt động của Ching bởi nhóm đă không chỉ cứu chó mà c̣n cứu cả người. Peter cho rằng nhiều con chó ở Ngọc Lâm mắc bệnh hoặc chết vẫn bị đem thịt, trong đó thậm chí có cả chó dại. Theo Peter, tỷ lệ chó dại ở Ngọc Lâm cao nhất Trung Quốc, con người sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu ăn phải những con chó bị dại. Điều này có nghĩa nhiều con chó được giải cứu sẽ không thể tiếp tục sống. Trong số 1.400 con được giải cứu năm ngoái, có tới 1.000 con đă chết chỉ sau hai tháng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết doanh số năm nay tại lễ hội thịt chó Ngọc Lâm bị giảm so với năm ngoái. Số liệu thống kê của Ching cho thấy 64% người Trung Quốc phản đối lễ hội, kêu gọi đối xử nhân đạo hơn với loài vật nổi tiếng trung thành với con người.