Trong vụ việc mới về vụ kiện “đường lưỡi ḅ” trên Biển Đông, Thủ tướng Campuchia cho biết, nước này phản đối mọi phán quyết của Ṭa Trọng tài. Nước này cho rằng, một số nước bên ngoài đang cố t́nh gây sức ép lên các thành viên ASEAN và dễ dẫn đến việc chia rẽ giữa ASEAN với Trung Quốc.
"Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) không ủng hộ và hơn nữa, phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN trong việc ủng hộ quyết định của Ṭa Trọng tài Thường trực", Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen hôm nay nói, đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Ông Hun Sen phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng CPP ở thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Campuchia cho rằng một số nước bên ngoài "gây sức ép lên các thành viên ASEAN" kể cả trước khi ṭa án ra phán quyết, cho rằng điều đó "sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc".
Thủ tướng Campuchia nhắc lại quan điểm không can thiệp của nước này trong vấn đề Biển Đông, tin rằng vấn đề "nên được giải quyết giữa các nước liên quan". Ông Hun Sen cũng cho rằng Campuchia "hết lần này đến lần khác là nạn nhân của vấn đề Biển Đông". Đây là lần thứ ba trong ṿng hơn một tuần qua ông Hun Sen và đảng CPP có tuyên bố tương tự.
Sau một hội nghị giữa các ngoại trưởng ASEAN với Trung Quốc ở Côn Minh trung tuần tháng này, không có tuyên bố chung nào được đưa ra, thay vào đó các nước ASEAN đưa ra quan điểm riêng rẽ. Báo chí các nước như Singapore cho rằng Campuchia là yếu tố khiến khối không đưa ra được văn bản trên. Ông Hun Sen sau đó bác bỏ.
Tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến nhiều nước trong ASEAN và Trung Quốc. Nhiều nước trong hiệp hội ủng hộ quan điểm giải quyết đa phương bằng các biện pháp ḥa b́nh theo luật pháp quốc tế. Điều đó có thể hiểu bao gồm các tiến tŕnh đàm phán và tiến tŕnh pháp lư.
Năm 2013, Philippines gửi đơn kiện lên Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan về yêu sách "đường lưỡi ḅ" phi lư mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. PCA dự kiến đưa ra phán quyết về vụ kiện vào đầu tháng 7, bất chấp việc Trung Quốc khăng khăng không theo kiện và đ̣i bác bỏ quyết định của ṭa.
Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đă phát động chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh nói rằng có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của họ, trong đó chủ yếu là các nước ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tên trong danh sách đă lên tiếng bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc.
Hồi tháng 4, Campuchia cũng bác thông tin của Trung Quốc cho rằng nước này đă đạt được thỏa thuận riêng với 3 nước Đông Nam Á gồm Lào, Campuchia, Brunei về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của Campuchia trong quan hệ hợp tác kinh tế và quốc pḥng. Ngoài các dự án đầu tư nhiều triệu USD, Bắc Kinh gần đây c̣n tăng cường viện trợ quân sự cho Phnom Penh với các thỏa thuận mua sắm vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo huấn luyện có giá trị lớn.