Tham khảo ư kiến mọi người. Muốn ổn định để phát triển. V́ vậy Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 14-7 thông báo sẽ cử cựu Tổng thống Fidel Ramos tới Trung Quốc để đàm phán sau phán quyết về biển Đông.
Tổng thống Duterte cho biết sẽ đề nghị ông Ramos “tới Trung Quốc để khởi động đàm phán” với Bắc Kinh sau khi Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết phản đối những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết khu vực biển Đông hôm 12-7.
“Chiến tranh không phải là một lựa chọn” - ông Duterte nói, đồng thời kêu gọi tiến hành “đàm phán ḥa b́nh” nhưng không nói rơ khi nào. “Tôi có tham khảo ư kiến nhiều người, bao gồm cả cựu Tổng thống Ramos. Tôi trân trọng đề xuất ông sang Trung Quốc và bắt đầu các cuộc đàm phán” - ông Duterte nói.
Cựu Tổng thống Fidel Ramos được đề nghị đến Trung Quốc thương thuyết. Ảnh: The Philippine Star
Ông Ramos, từng là tổng thống giai đoạn 1992-1998, được biết đến như nhân vật ủng hộ mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Thế nhưng, ở tuổi 88, ông đă bóng gió sẽ không nhận lời sang Trung Quốc v́ lư do tuổi tác và nhiều vấn đề khác.
"Đây không phải là sự thiếu tôn trọng với tổng thống song tuổi tác tôi đă cao. Thêm vào đó, có những cam kết lớn hơn v́ ḥa b́nh và phát triển ổn định" - đài GMA dẫn lời ông Ramos.
Ông Duterte, nhậm chức Tổng thống Philippines vào ngày 30-6, từng tuyên bố muốn thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và thu hút thêm đầu tư từ Trung Quốc trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Bộ trưởng Ngân sách Benjamin Diokno ngày 14-7 nói với các phóng viên rằng Tổng thống Duterte muốn theo đuổi các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc. Theo các phụ tá, Philippines đang ở vị trí tốt hơn trong đàm phán sau phán quyết của PCA.
Bên cạnh đó, ông Duterte cho biết Philippines cố gắng để giải quyết nguy cơ Trung Quốc hạn chế tàu thuyền thương mại trong khu vực tranh chấp, cũng như xem xét các lợi ích của các đồng minh của ḿnh, đặc biệt là Mỹ.
Ông Duterte cảnh báo rằng các biến cố có thể xảy ra nếu Trung Quốc khăng khăng áp đặt vùng nhận dạng pḥng không trên biển Đông, đồng thời nói rằng việc hạn chế tự do hàng hải cũng sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Philippines.
Vietbf @ sưu tầm.