T́nh trạng an ninh toàn cầu đang ở mức báo động
Thế giới sẽ c̣n phải chứng kiến biết bao vụ việc đẫm máu nữa?
Sẽ c̣n bao nhiêu người phải bỏ mạng nữa?
Câu hỏi đặt ra là v́ sao IS nói riêng và chủ nghĩa khủng bố lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như vậy?
Thành phố Mosul (Iraq) hoang tàn sau những màn giao tranh giữa quân Chính phủ và IS
Theo các nhà phân tích, vụ tấn công bằng xe tải nhằm vào đám đông người xem pháo hoa ở TP Nice, đúng dịp Quốc khánh Pháp hồi cuối tuần qua (khiến ít nhất 84 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương) c̣n có những nguyên nhân sâu xa ngoài Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Đáp trả
Câu hỏi đặt ra là v́ sao IS nói riêng và chủ nghĩa khủng bố lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như vậy? Giới phân tích cho rằng, chính phương Tây, đặc biệt là Mỹ phải chịu trách nhiệm khi đă tạo điều kiện để IS cũng như bạo lực cực đoan h́nh thành và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Và chỉ khi châu Âu và Mỹ thay đổi chính sách Trung Đông mới có thể làm giảm nguy cơ gia tăng khủng bố.
Theo giáo sư Jeffrey D. Sachs, chuyên gia nghiên cứu về Phát triển bền vững, chính sách và Quản lư y tế kiêm Giám đốc Viện Địa cầu tại Đại học Columbia, các vụ tấn công gần đây có thể được xem như “khủng bố đáp trả” - hệ quả đáng buồn từ những hành động quân sự của châu Âu và Mỹ tại Trung Đông, Bắc Phi, vùng Sừng châu Phi và Trung Á nhằm lật đổ các chính quyền và thiết lập những chế độ theo ư muốn của ḿnh.
Động thái này không chỉ gây ra sự xáo trộn trong những khu vực được nhắm tới, mà c̣n khiến người dân Mỹ, châu Âu, Nga và Trung Đông phải hứng chịu nguy cơ khủng bố.
Loạn lạc
Nh́n vào các cuộc can thiệp của Mỹ và các đồng minh tại Trung Đông, Nam Á, họ đă làm được những ǵ? Năm 2001, với danh nghĩa chống khủng bố sau vụ 11/9, Mỹ cầm đầu liên quân 5 nước công kích Afghanistan, đánh bại Taliban, lực lượng Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda của thủ lĩnh Osama bin Laden và đưa quân vào đóng giữ tại đất nước Trung Á này. Taliban và Al-Qaeda rút vào rừng núi nhưng t́nh h́nh tại Afghanistan ngày nay vẫn hết sức bất ổn.
Năm 2003, Mỹ đưa quân đến Iraq với lư do Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt - điều chưa bao giờ được chứng minh là sự thật. Hơn 13 năm sau, Iraq vẫn chưa thoát khỏi ṿng xoáy bất ổn, và tệ hơn, đất nước này bị IS tàn phá. Tiếp đến là năm 2011, tận dụng cuộc nổi dậy của phiến quân, Mỹ và NATO điều binh lực tối tân và hạng nặng vào Libya. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ của chế độ Libya và cái chết của nhà lănh đạo Gaddafi.
Sau cuộc chiến, Libya từ một trong những nước có kinh tế và mức sống cao nhất châu Phi trở nên tan hoang, ch́m trong bạo lực. Hay gần đây nhất, cuộc can thiệp quân sự vào Syria năm 2013 của liên minh quốc tế chống khủng bố; Nhưng đến nay, Syria chưa có ǵ khác ngoài bất ổn chính trị cũng như sự tàn phá của các phe phái nổi dậy. Cũng chính điều này phần nào làm nên làn sóng tị nạn mà châu Âu đang phải hứng chịu.
Những cuộc can thiệp quân sự liên tiếp thất bại thảm hại trong việc cho ra đời một chính quyền có tính chính danh, hay thậm chí chỉ là sự ổn định cơ bản. Thậm chí, chính sự loạn lạc này tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Nó khiến IS thâu tóm được nhiều vùng lănh thổ tại Syria, Iraq và nhiều nơi tại Bắc Phi.
Mảnh đất màu mỡ
Theo giáo sư Sử học (Mỹ) Peter Kuznick: “IS thực sự h́nh thành từ năm 2004. Nó là sự kết hợp của những tay súng thánh chiến hồi giáo và những kẻ cực đoan - những người mà chính Mỹ góp phần h́nh thành nên, cùng với những thành phần tàn dư từ chế độ Saddam Hussein ở Iraq. Họ là những người tuyệt vọng, không công việc, không ảnh hưởng. Đó là những yếu tố đă h́nh thành nên sự nổi dậy và lan rộng suốt nhiều năm sau đó. Người Mỹ chiếm phần lớn trong việc tạo ra cơn ác mộng mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt”.
Hăy nh́n vào Iraq hiện nay. Hăy nh́n vào những ǵ đă xảy ra tại Libya. Hăy nh́n những thứ đang xảy ra ở Syria. Những người ở đó đang nhận được rất ít, thậm chí trẻ em c̣n đang bị ném bom. V́ họ bị đẩy vào chân tường bởi những lời hứa suông”.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga cho rằng, việc Mỹ can thiệp vào Iraq và Lybia là nguyên nhân dẫn đến bất ổn leo thang tại khu vực này. Mỹ biến các quốc gia này trở thành hang ổ của khủng bố.
Theo ông Gerasimov, Washington tiến hành “dân chủ hóa” các quốc gia Trung Đông bằng cách can thiệp sâu vào nội bộ. “Điều đó khiến lực lượng các quốc gia này bị phân tán, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm khủng bố như IS ra đời và bành trướng lực lượng”, ông Gerasimov nói.
Ông Gerasimov khẳng định, phương Tây cũng mắc những lỗi tương tự tại Lybia khi lật đổ nhà lănh đạo Muammar Gaddafi năm 2011: “Lybia thực tế không c̣n tồn tại như một quốc gia, trở thành mảnh đất màu mỡ cho IS và các nhóm khủng bố khác hoạt động”, ông Gerasimov nhấn mạnh và chỉ rơ, cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu cũng là nguyên nhân đến từ sự bất ổn tại Trung Đông.