Học giả nổi tiếng của Trung Quốc Lư Lệnh Hoa từng kêu gọi Trung Quốc nên tuân thủ pháp luật trước khi "có chuyện đáng tiếc xảy ra". Mới đây, học giả này cũng vừa đăng bài viết “Trung Quốc nên nghiêm túc đối diện với kết quả phán quyết của Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA)”.
Theo ông, những tuyên bố Biển Đông giữa Trung Quốc và "thế giới" đang tồn tại mâu thuẫn, khác với tuyên bố của giới chuyên gia diều hâu ở Trung Quốc và rằng “không tồn tại tranh chấp”. Đồng thời khẳng định, phán quyết của PCA đă giúp thúc đẩy luật pháp quốc tế, nhất là luật quốc tế về đường biển được phát triển và hoàn thiện hơn.
Những tuyên bố gây sốc
Tờ PhilStar vừa dẫn nhận định của các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), việc phớt lờ phán quyết của PCA sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt trên cả 3 phương diện kinh tế, ngoại giao và uy tín quốc tế. Các chuyên gia tại CSIS nhận định, phán quyết của PCA là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của Chính phủ dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino, đặc biệt là cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario. Google Maps vừa xóa tên Trung Quốc khỏi băi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Và việc này diễn ra sau khi cư dân mạng Philippines mở chiến dịch kêu gọi gỡ bỏ v́ cho rằng, việc để tên Trung Quốc đă làm tăng sức nặng cho tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với băi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Ngày 14-7, Thượng nghị sĩ Canada Victor Oh đă bày tỏ quan ngại về những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông, đồng thời hối thúc các bên t́m kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Và cho rằng, mặc dù PCA đă đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines, nhưng vẫn chưa có một giải pháp lâu dài để giải quyết dứt điểm vấn đề tồn tại này. Ngày 14-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố, Bắc Kinh sẽ “kiên quyết đáp trả” những hành động gây hấn ở Biển Đông và tập trận kéo dài 3 tháng với t́nh huống tham chiến thật ở vùng biển này. Ngày 15-7, tại Hongkong, Vụ trưởng Vụ Điều ước và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc Từ Hoành đă bác bỏ phán quyết của PCA. Ngày 13-7, tờ New York Times gọi ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là “xấu xa và xuyên tạc”, v́ đă chỉ trích PCA thiên vị Philippines và 5 thẩm phán của ṭa đă nhận hối lộ của Manila. Ông Lưu Chấn Dân c̣n khẳng định, Thẩm phán người Nhật Shunji Yanai là “đồng minh” của Thủ tướng Shinzo Abe. Luật sư trưởng của Philippines, ông Paul Reichler cho biết, 5 thẩm phán kể trên là “những người trọng danh dự nhất và đáng kính nhất thế giới. Việc người ta nói bóng gió rằng họ thiên vị Philippines là đồi bại và xuyên tạc”.
Theo tờ PLA Daily, cuộc diễn tập kéo dài 3 ngày ở Biển Đông đă kết thúc hôm 17-7 và Hạm đội Nam Hải đă tổ chức diễn tập cho hơn 100 lính dự bị trên khu trục hạm Hợp Ph́ và tàu hộ vệ Tam Á. Trước khi PCA ra phán quyết, Hạm đội Nam Hải cùng Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải c̣n tập trận bắn đạn thật (từ ngay 5 đến 11-7) phi pháp tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong ngày PCA ra phán quyết, Hạm đội Nam Hải tổ chức đưa vào biên chế khu trục hạm lớp Type 052D thứ 4 mang tên Ngân Xuyên, được quảng bá là đối thủ của tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis của Mỹ.
Binh lính Trung Quốc đứng trên một tàu chiến
Các cuộc gặp song phương
Ngày 16-7, tờ Nikkei Asian Review cho biết, ngày 15-7 đă diễn ra cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu tại Mông Cổ. Ông Lư Khắc Cường có vẻ thoải mái khi bắt tay ông Shinzo Abe và mong muốn được đón Thủ tướng Nhật Bản tới dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Trung Quốc trong tháng 9-2016. Đây là cuộc gặp mới nhất của hai ông sau 8 tháng. Cuộc gặp diễn ra trong 35 phút với chủ đề nổi bật là các vấn đề liên quan tới tranh chấp hàng hải. Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ở biển Hoa Đông, cũng như bành trướng ở Biển Đông. Và cho biết, ông sẽ kêu gọi các bên hữu quan tôn trọng phán quyết của PCA. Nhưng ông Lư Khắc Cường cảnh cáo, Nhật Bản không có vai tṛ ǵ trong tranh chấp tại Biển Đông, v́ thế không nên can dự, và phải thận trọng trong lời nói, hành động trong vấn đề này. Trước đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đă khiến Trung Quốc nổi giận khi tuyên bố, phán quyết của PCA là hợp pháp và có giá trị pháp lư đối với các bên tranh chấp. Đồng thời khẳng định, nội dung phán quyết của PCA không liên quan đến Thẩm phán Shinji Yanai. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cáo buộc Thẩm phán người Nhật Shunji Yanai, cựu Chủ tịch Ṭa án Quốc tế về luật biển, đă thao túng quá tŕnh xét xử dẫn tới phán quyết “không công bằng”.
Ngoài ra, ông Lư Khắc Cường c̣n yêu cầu bố trí gặp Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, và đây là một động thái bất thường. Giới b́nh luận cho rằng, việc đề xuất gặp một quan chức cấp thấp hơn thể hiện Trung Quốc đang cố tránh bị cô lập sau phán quyết của PCA. Cũng bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu, ông Lý Khắc Cường c̣n tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Và theo tờ Asian Correspondent, Trung Quốc đă cam kết viện trợ gần 600 triệu USD cho Campuchia. Ông Hun Sen cho biết, khoản tiền 600 triệu USD đă được “gút lại” sau cuộc gặp với ông Lư Khắc Cường. Đổi lại, Campuchia ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế.
Giới truyền thông vừa liệt kê một số chiêu tṛ nhằm đối phó với phán quyết của PCA mà Trung Quốc đang tiến hành. Đó là ra sức tuyên truyền. “Trung Quốc sẽ phản ứng ở nhiều cấp độ khác nhau về phán quyết của PCA, từ những biện pháp tuyên truyền thô thiển đến cách thức tinh vi, phức tạp nhất”, Wim Muller, chuyên gia Chương tŕnh Luật Quốc tế tại Viện Chính sách Chatham House ở London nhận định. Ông James Keith, cựu Đại sứ Mỹ ở Malaysia cho rằng, người Trung Quốc không vui sau phán quyết của PCA bởi trong mắt họ, gần như toàn bộ Biển Đông thuộc về họ. Tiếp đến là động thái quân sự và việc này tuy tiềm ẩn nguy cơ cao, nhưng đem lại nhiều lợi ích ngắn hạn cho Bắc Kinh. Sau đó là con bài kinh tế.
Nhận định của giới chuyên môn
Ngày 15-7, nhà nghiên cứu chiến lược và trật tự quốc tế Thomas Wrigth thuộc Viện Brookings cho rằng, phán quyết hôm 12-7 của PCA là sự xác minh đối với chính sách lâu dài của Mỹ ở Biển Đông, và đó là thành công ngoài mong đợi của Washington. Về lâu dài, phán quyết của PCA có lợi cho Washington và các đồng minh, đồng thời hỗ trợ cho lập luận của Mỹ - tất cả tranh chấp hàng hải ở châu Á phải được giải quyết một cách ḥa b́nh và đa phương. Nhưng việc này đang khiến Bắc Kinh tức giận và Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách leo thang hoạt động ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc càng cứng rắn, hung hăng, càng tạo động lực cho Mỹ “xoay trục” một cách thuận lợi. Lầu Năm Góc cho rằng, tham vọng chiến lược của Trung Quốc là muốn Mỹ chia sẻ quyền lực ở Đông Á, bởi Bắc Kinh không thể đẩy Washington ra khỏi khu vực này.
Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia cao cấp về chính trị quốc tế, nguyên chuyên viên Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế của Đức cho rằng, phán quyết của PCA đă được thông qua với sự nhất trí cao, không có phiếu chống hoặc chỉ đạt phiếu tối thiểu. Do đó, đây là sự giải thích mang tính ràng buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Ngày 14-7, tờ Washington Post nhận định, nếu Trung Quốc bác bỏ UNCLOS, sự tổn hại về vị thế và h́nh ảnh quốc tế của Bắc Kinh sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích của một vài cấu trúc trên Biển Đông có thể mang lại. Theo nhận định của chuyên gia Richard C. Bush, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Á (CEAP) của Viện Brookings (Mỹ), từ đầu năm 2000, Bắc Kinh đă có thay đổi khi cho rằng, quyền lợi của Trung Quốc chỉ thực sự được bảo đảm nếu bành trướng về phía Đông và xuống phía Nam (Biển Đông). Quá tŕnh thay đổi quan điểm của Trung Quốc được thúc đẩy với t́nh h́nh gia tăng tranh chấp trên biển và từ đó, Bắc Kinh bắt đầu phát triển sức mạnh quân sự trên biển, sử dụng sức mạnh này với mục đích kiểm soát trong khu vực. Và chính sách này của Bắc Kinh đă làm rạn nứt quan hệ với các nước láng giềng, cũng như vi phạm UNCLOS.
Giáo sư Michael Byers, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu về Luật Quốc tế và Chính trị Toàn cầu tại Đại học British Columbia cho rằng, nếu Trung Quốc cố t́nh duy tŕ kiểm soát Biển Đông, Bắc Kinh không những đang phớt lờ phán quyết của PCA, mà cả luật pháp quốc tế. Và sự ngang ngược của Trung Quốc sẽ vấp phải những phản ứng gay gắt. Ngày 14-7, Giám đốc Chương tŕnh Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), ông Greg Poling nhận định, phán quyết của PCA tạo sự khích lệ trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm ở Biển Đông. Bởi yêu sách của Trung Quốc về “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm trong “đường lưỡi ḅ” trái với UNCLOS. Nhưng cũng cảnh báo, căng thẳng sẽ gia tăng tại Biển Đông và Trung Quốc sẽ t́m mọi cách để phản ứng lại phán quyết của PCA. “Việc Trung Quốc thiết lập trái phép Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) tại Biển Đông là không thể tránh khỏi, vấn đề ở chỗ Bắc Kinh sẽ sử dụng cơ hội này để đẩy nhanh ADIZ”, ông Greg Poling nhấn mạnh.
VietBF© Sưu tập