Chiến tranh Biển Đông chắc chắn xảy ra.
Chuẩn bị dư luận trong nước đă xong.
Giờ Trung Cộng muốn kéo Nhật Bản về đảo Senkaku để giảm sức ép quốc tế ở Biển Đông?
Trung Quốc có ư đồ lôi kéo dư luận quốc tế vào vấn đề biển Hoa Đông và xung đột Trung-Nhật, từ đó giảm sức ép quốc tế trong vấn đề Biển Đông, muốn Nhật Bản trả giá v́ can thiệp Biển Đông.
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 7/8 cho hay Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 6/8 xác nhận, 6 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đă đi vào khu tiếp giáp đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), trong đó 3 tàu lắp vũ khí t́nh nghi là pháo chính.
Thông thường Trung Quốc sẽ điều 3 tàu cảnh sát biển xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, lần này họ điều tới 6 chiếc là điều hiếm có. Đồng thời, lân cận các tàu công vụ này của Trung Quốc c̣n có hơn 230 tàu cá Trung Quốc. Số lượng nhiều như vậy là "chưa từng có trong lịch sử".
Một ngày trước đó, 2 tàu cảnh sát cảnh biển và 6 tàu cá Trung Quốc đă lần đầu tiên đến vùng biển đảo Senkaku. Đối với vấn đề này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẩn cấp triệu kiến ông Tŕnh Vĩnh Hoa - Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản; Sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku.
Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết "lần này (các tàu cảnh sát biển) hoạt động ở xung quanh các tàu cá, hầu như là hành động 'thực thi pháp luật' ở lănh hải Nhật Bản, mức độ xâm phạm chủ quyền là khác", v́ vậy đă tăng cường cấp độ phản đối.
Hiện nay, t́nh h́nh biển Hoa Đông tiếp tục leo thang. Tháng 6/2016, Trung Quốc điều các tàu cảnh sát biển đến xâm nhập lănh hải đảo Senkaku. Lần này lại tiếp tục xâm nhập. Trung Quốc tiến hành xâm nhập khu vực này với tần suất cao như vậy là "chưa từng có".
Gần đây, Nhật Bản đóng vai tṛ rất tích cực trong các vấn đề an ninh của châu Á-Thái B́nh Dương. Sau khi Ṭa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, Nhật Bản đă lập tức bày tỏ ủng hộ và nhấn mạnh các bên cần tôn trọng kết quả phán quyết của Ṭa trọng tài.
Nhật Bản c̣n có kế hoạch tận dụng độ nóng từ vụ kiện trọng tài Biển Đông để đề nghị trọng tài biển Hoa Đông. Đa Chiều cho rằng sau vụ kiện trọng tài Biển Đông, khác với thái độ “kiềm chế” của Mỹ và các nước ASEAN, Nhật Bản đă có một loạt hành động ngược lại đáng chú ư.
Sáng ngày 6/8/2016, tàu Hải cảnh-35115 Trung Quốc xâm nhập khu tiếp giáp đảo Senkaku. Ảnh: military.china.com
Trong vấn đề hệ thống pḥng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), Nhật Bản cũng rất tích cực. Sau khi Hàn Quốc và Mỹ tuyên bố triển khai hệ thống THAAD, Nhật Bản lập tức bày tỏ ủng hộ.
Sau đó, Nhật Bản c̣n t́m cách đối phó với khả năng Triều Tiên phóng tên lửa ảnh hưởng xấu đến Olympics Tokyo, có kế hoạch nâng cấp hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot, thậm chí dự định nhập khẩu hệ thống THAAD.
Điều gây bất an hơn cho Trung Quốc là Hội nghị nội các Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua Sách trắng Pḥng vệ bản năm 2016, đề cập trực tiếp đến vấn đề Biển Đông và sử dụng một chương để bàn về vấn đề bảo đảm an ninh, "ngày càng đi xa" trật tự sau Chiến tranh.
Đa Chiều c̣n đồng thời tuyên truyền mối đe dọa Nhật Bản, cho rằng nội các Nhật Bản sau cải tổ đă có sự nổi lên của thế lực cánh hữu, nhất là Tân Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản, bà Tomomi Inada. Bà Tomomi Inada có quan điểm phủ nhận "thảm sát Nam Kinh" khiến cho dư luận Trung Quốc tỏ thái độ bất măn.
Sáng ngày 6/8/2016, tàu Hải cảnh-35104 Trung Quốc xâm nhập khu tiếp giáp đảo Senkaku. Tàu này có pháo hạm và 2 ṿi rồng. Ảnh: military.china.com
Bài viết cho rằng một loạt hành động của Nhật Bản đă buộc Trung Quốc phải triển khai hành động "đáp trả". Việc Trung Quốc cho tàu cá và tàu cảnh sát biển cùng đến vùng biển đảo Senkaku chính là "đáp trả tốt nhất", cảnh cáo Nhật Bản không được tùy tiện can thiệp vào "công việc nội bộ" của nước khác.
Bài viết tuyên truyền, khi Nhật Bản t́m cách "đục nước béo c̣" ở Biển Đông, hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông là đang cảnh cáo Nhật Bản không được "hành động thiếu suy nghĩ".
Những hành động lần này của Trung Quốc ở đảo Senkaku vẫn được cho là “thông thường”. Vài ngày trước, Quân đội Trung Quốc đă tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Hoa Đông không kém ǵ so với cuộc tập trận ở Biển Đông gần đây.
Trung Quốc đang muốn chứng tỏ rằng họ không hề sợ hăi chiến tranh, thực sự không sợ đọ sức với Nhật Bản. Thái độ hung hăng hăm dọa này của Quân đội Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang không ngừng làm leo thang hành động với Nhật Bản. Trung Quốc đă không c̣n tiếp tục “khách khí” trong vấn đề Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.
Chiều ngày 5/8/2016, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku. Ảnh: military.china.com.
Thái độ này của Trung Quốc cũng được họ phô trương ở cấp độ ngoại giao: Trong thời gian tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă trực tiếp yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thận trọng về lời nói và hành động, không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Trong thời gian tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN tại Lào vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng đ̣i Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida không được liên tục đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Nhật Bản đă tận dụng các diễn đàn đa phương hoặc đơn phương đề cập đến vấn đề Biển Đông khiến cho Trung Quốc rất tức giận. Khả năng giữ tiếng của Trung Quốc ngày càng giảm, ngôn từ phát tiết ngày càng gắt gỏng.
Đa Chiều cho rằng nếu nói Mỹ c̣n là nước có thể kiềm chế và chung sống th́ Nhật Bản là nước đối đầu với Trung Quốc bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
Sau khi Trung Quốc cảm thấy “giành chiến thắng sơ bộ” trong việc đối phó kết quả vụ kiện trọng tài Biển Đông, vấn đề biển Hoa Đông lại được đưa ra cân nhắc, Bắc Kinh muốn gây áp lực lên Nhật Bản.
Sáng ngày 6/8/2016, tàu Hải cảnh-35102 Trung Quốc xâm nhập khu tiếp giáp đảo Senkaku. Ảnh: military.china.com
So với Trung Quốc bị nhiều nước “vây đánh” trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc chủ động lớn hơn trong vấn đề đảo Senkaku. Trung Quốc có ư đồ lôi kéo dư luận quốc tế tập trung vào vấn đề biển Hoa Đông, xung đột Trung-Nhật, từ đó “hạ nhiệt” (giảm sức ép quốc tế) trong vấn đề Biển Đông.
Sự hiện diện thường xuyên của các tàu cảnh sát biển Trung Quốc là thủ đoạn gây khó khăn nhất cho Nhật Bản và Nhật Bản cũng không thể ngăn chặn. Mặc dù Nhật Bản và Mỹ có Hiệp ước pḥng thủ chung, nhưng Mỹ có sẵn sàng tiếp viện cho Nhật Bản hay không c̣n chưa rơ. Mỹ không hề muốn bị kéo vào vấn đề này.
Đa Chiều cho rằng Trung Quốc gây ra xung đột đảo Senkaku là thủ đoạn để cho Nhật Bản ư thức được đầy đủ rằng Mỹ không đáng tin cậy. Trung Quốc đă tiến hành hiện diện thường xuyên, Nhật Bản không thể đối phó. Nhật Bản vừa không thể sử dụng vũ lực, vừa không thể ngăn chặn.
Đa Chiều phán rằng: "Trước khi Nhật Bản thoát khỏi ràng buộc của “Hiến pháp ḥa b́nh”, Trung Quốc có đầy đủ “quyền chủ động”. Cho dù Nhật Bản có thoát khỏi sự ràng buộc này và có thể sử dụng vũ lực th́ Trung Quốc vẫn sẽ giành được quyền chủ động “bẩm sinh” về đáp trả vũ lực. Trung Quốc muốn Nhật Bản phải trả giá cho việc can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đang tấn công “điểm yếu” của Mỹ và Nhật Bản ở đảo Senkaku."
Tháng 9/2012, tàu công vụ Nhật Bản ngăn chặn tàu cá Đài Loan ở vùng biển đảo Senkaku. Ảnh: military.china.com
Trên đây là quan điểm của tờ Đa Chiều, nhưng hiệu quả răn đe Nhật Bản đến đâu vẫn c̣n chưa rơ bởi Nhật Bản là quốc gia có thực lực quân sự mạnh mẽ, đáng gờm, Trung Quốc chắc chắn sẽ không dễ dàng khuất phục được ư chí của người Nhật Bản.
Vietbf @ sưu tầm.