11/25
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chế độ Hà Nội lại thấy hô ḥ “tái khởi động” lại chương tŕnh phát triển điện hạt nhân đă tính làm từ hơn ba mươi năm nay rồi bỏ dở.
Phát biểu trong cuộc họp của Trung Ương Đảng CSVN ngày 25 Tháng Mười Một, Tổng Bí Thư Tô Lâm thấy được thuật lời “Ban Chấp Hành Trung Ương thống nhất cao với chủ trương tái khởi động chương tŕnh điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.”
Mô h́nh nhà máy điện hạt nhân của Nga triển lăm tại Hà Nội hồi năm 2012. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)
Việc “tái khởi động” kế hoạch làm điện hạt nhân đă thấy nói đi nói lại nhiều lần sau khi đă quyết định hủy bỏ từ năm 2016, một chương tŕnh đă có từ năm 2009. Hai tuần trước, người ta thấy ông Thủ Tướng Phạm Minh Chính được thuật lời trong một phiên họp nói: “Chính phủ đă đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân và phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.”
Dịp này ông c̣n nói: “Tŕnh Quốc Hội xem xét, sửa đổi Luật Điện Lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện”, trong đó gồm cả “đề xuất nhà nước độc quyền và thủ tướng quy định cơ chế đặc thù triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.”
Hai tuần trước đó nữa và cũng trong một phiên họp của Quốc Hội, ông Bộ Trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên được báo chí thuật lời, đă đề cập tới dự luật Điện lực sửa đổi bao gồm cả việc phát triển điện hạt nhân nhằm giải quyết t́nh trạng thiếu điện buộc phải mua điện từ Trung Quốc và Lào.
Kế hoạch điều chỉnh phát triển điện năng được chế độ Hà Nội thông qua từ Tháng Năm năm ngoái vào lúc các vụ cúp điện rộng lớn ở miền Bắc làm cả dân chúng và các nhà máy sản xuất công nghệ kêu rên chói lói. Kế hoạch đó dự trù nâng khả năng cung cấp điện lên hơn 80 tỷ kW cuối năm nay và hơn 150 tỷ kW đến năm 2030.
Tuy nhiên, phát triển năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và phát triển các nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng (LNG) không đạt kết hoạch v́ những tṛng tréo trong vấn đề giá cả cũng như quy định luật lệ của nhà nước nắm giữ độc quyền bán điện.
Nguyên nhân thức đẩy CSVN từ bỏ điện hạt nhân, một phần v́ thảm họa điện hạt nhân xảy ra ở nước Nhật năm 2011, cũng như Việt Nam vừa không có tiền và chuyên viên đủ năng lực chuyên môn để vận hành. Trong khi đó, nhu cầu điện năng cần phải gia tăng từ 12% đến 15% mỗi năm mới đủ bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển kinh tế gia tăng 7%.
Một số giới chức nhà nước cho hay Việt Nam đă thảo luận xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân nhỏ với một số quốc gia gồm cả Nam Hàn, Canada và Nga. Theo cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA, các ḷ phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ có thể được chế tạo rồi vận chuyển tới nơi hay nước nào cần xây dựng. Việc này sẽ giúp giảm bớt chi phí rất nhiều, hơn là xây dựng các ḷ phản ứng hạt nhân cỡ lớn.
Năm 2009, Việt Nam đă thỏa thuận với Nga xây dựng hai ḷ phản ứng hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận. Nhật Bản cũng được đề nghị xây hai ḷ phản ứng hạt nhân tiếp theo cũng tại khu vực, tổng cộng cung ứng 4 tỷ kW. Nhưng rồi v́ nhiều lư do như ở trên, từ tiền vốn đầu tư không có, rồi chuyên viên chưa kịp huấn luyện, đến các khuyến cáo về thảm họa làm kế hoạch bị gác lại.
Tại cuộc họp ở Quốc Hội ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười, một chức sắc trong ban thẩm tra các dự án luật kêu ca một số nội dung trong Luật Điện Lực “không phù hợp về thẩm quyền.” Bên cạnh đó, vấn đề ấn định giá điện cũng “chưa rơ” nên người ta không biết các sửa đổi có được làm ngay trong kỳ họp Quốc Hội hay không, để thi hành sớm.
Mô h́nh nhà máy điện hạt nhân do công ty Hitachi Nhật Bản thiết kê trưng bày tại Hà Nội hồi năm 2012. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)
Một số nhà đầu tư các dự án lớn về điện gió ngoài khơi đă thất vọng v́ những bất nhất của nhà cầm quyền Hà Nội giữa khuyến khích đầu tư và chính sách ấn định giá bán điện mù mờ. Đầu tư là phải sinh lợi mà nếu không kiếm ra tiền th́ đương nhiên phải bỏ chạy.
Tháng Mười Một, 2023, tập đoàn năng lượng tái tạo Orsted của Đan Mạch loan báo dừng toàn bộ kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi ở khu vực hai tỉnh Hải Pḥng và Thái B́nh. Đến Tháng Tám năm nay, tập đoàn năng lượng Equinor của Na Uy cũng đă quyết định bỏ chạy khỏi Việt Nam dù họ cho rằng nước này “có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Châu Á.”
Hiện người ta mới chỉ thấy các chức sắc cấp cao của chế độ dạo đờn mà chưa chưa biết đào đâu ra nhiều tỷ đô la để thực hiện và khi nào th́ có thể bắt đầu. (NTB)
|