LẠI NÓI THÊM VỀ GREENLAND
Tôi thì thích nói chuyện tầm phào, nhưng mà có ... căn cứ. Chứ không có chơi. Vì kiến thức là công lao bao người gộp lại mới có, chứ như tôi tối ngày nấu ăn, dọn nhà, giặt giũ... thì biết gì đến đi thám hiểm đó đây đâu mà nói y như chuyện của mình được.
Thật ra, cái chuyện ông Trump nhắc đến Greenland từ cái hồi nhiệm kỳ 1 lận. Năm 2018, rồi 2019 ... trong các cuộc gặp riêng tư, hay nội các, ông đều nhắc đến cái tham vọng phải mua cho được Greenland vì lý do an ninh quốc phòng trên bộ. Mà hồi đó, không ai chú ý lời ông nói cả. Đến khi người ta tặng cho ông cái nickname phát xít, thì cái chuyện này mới gây sốt bão mạng xã hội đến là thế.
Chúng ta nên biết thì là rằng Mỹ đất rộng. Về lãnh thổ đứng hàng thứ 3, sau Nga và Canada. Nếu mà có được Greenland với diện tích 2.16 triệu km2 nữa, thì Mỹ sẽ vọt lên hàng thứ 2, vượt Canada. Và đây sẽ là thương vụ lớn thứ 2 mà Mỹ mua từ ngoại bang, sau Louisiana.
Tôi đọc comment, thấy có anh nói Mỹ muốn mua từ năm 1946 với giá 100 triệu đô, trả bằng vàng khối (khoảng 1 tỉ mỹ kim ngày nay). Rồi xây dựng đường băng trên ấy. Thì sẵn tôi viết luôn.
Ai cũng biết tờ National Georgaphic Magazine của hội địa lý hoàng gia Hoa Kỳ ra số đầu tiên tháng 9 năm 1888. Đến nay thì hơn 100 năm rồi. Tôi có đủ hết. Thành ra tôi cũng không lạ. Mỹ họ hay lắm. Khi lập quốc xong thì gởi các nhà thám hiểm đi đo đạc, vẽ bản đồ, lên danh sách động vật chim muông cây cỏ ... Nhất là vùng viễn tây. Các nước lân bang như Mễ, Panama, Archentina ... họ đều có nghiên cứu hết. Tôi viết vậy thì có anh chị sẽ nói có gì lạ đâu?
Cái lạ là người Mỹ họ vào Việt Nam mấy chục năm. Hồi còn có ý giúp ông Hồ đánh Pháp nữa kìa. Rồi lận đận mãi đến 1965 mới đổ quân ào ạt vào sau khi hạm đội 7 vào cứu trợ trận bảo lụt năm thìn 1964 ở miền Trung. Thời ông Diệm, họ chỉ làm cố vấn và viện trợ thôi. Mà sách du lịch với địa lý Mỹ có bao giờ nhắc đến Việt Nam đâu? Tôi đọc nát hết hàng trăm cuốn du lịch Mỹ từ 1900 đổ lại, mà cùng lắm là Chợ Lớn, Sài Gòn, Huế ... Hà Nội thì hiếm, các thành phố nhỏ ở Việt Nam thì gần như không. Cái cuốn Atlas (bảng đồ) mà không chùa Một Cột, thì cũng cầu Thê Húc, với Cầu Tràng Tiền ... xong. Hiếm đến độ hôm rồi lướt cái quyển Atlas in năm 1976, có hình 1 đoạn đường nhỏ ở Nha Trang, tôi té ngửa. Chỉ hình mấy bà cụ đang cắp rổ rá đi chợ. Hết.
Mà cái Greenland thì nhiều à. Riêng tờ National Georaphic Magazine có tổng cộng sơ sơ 33 bài về Greenland. Tờ cũ nhất là bài của tác giả William Eleroy Curtis trong bài: "Những hé lộ về chuyến hải trình của Columbus trong thư mục Vatican", trang 197 - 234 số 31 tháng 1 năm 1894. Trong đó có băng qua Greenland và có bản phác thảo về vùng đất này.
Bài 2 là "Chuyến hải trình đến vùng cực" của tác giả G. G. Butnam từ trang 97 đến 110. Số tháng 4 năm 1897.
Gần nhất là bài "Ông ấy có thực sự đến Bắc Cực" của tác giả Wally Herbert trang 387 đến 413. Số tháng 9 năm 1988.
Nhưng tại anh kia nói chuyện mua bán, và xây đường băng nên tôi lục đến thập niên 1940s, khi mà Đan Mạch đánh nhau với Nga mà Mỹ phải giúp tay vào, và ngày 9 tháng 4 năm 1940, Đan Mạch rơi vào tay quân Đức. Lúc ấy, Mỹ buộc không còn cách nào khác phải tiếp quảng Greenland, và có nhiệm vụ cung cấp mọi dịch vụ, lương thực, thuốc men ... cho gần 20 ngàn người dân trên đảo. Bài ấy mang tên là: "Greenland đã rơi vào tay Mỹ" của tác giả James K. Penfield, lúc ấy là đặc sứ Mỹ tại Godtahhb, Greenland. Số tháng 9 năm 1942.
Rồi đến năm 1943, việc tuần tra toàn đảo và thắp sáng các ngọn hải đăng, bảo vệ sự xâm nhập của các nước, hay bảo đảm an ninh của Greenland đều do Mỹ đảm trách trong bài: "Giới thiệu đội tuần tra duyên hải ở Greenland" của tác giả Thomas S. La Farge, trang 565 - 572, số ra tháng 5 năm 1943.
Sau đó thì nhiều lắm, 1946, 1947, 1949, 1951 ... trong nhiều năm như thế đều có bài về Greenland. Tôi, liệt kê 1 số bài tôi đã đọc và số trang, năm để anh chị em ai có báo này thì tra cho dễ. Nói có sách mách có chứng, kẻo bảo tôi nói xạo.
Có nhiều lý do mà Mỹ muốn mua lại vùng đất này. Về vị trí địa lý và an ninh quốc gia trên bộ như tôi đã từng nói thì ngoài ra đảo này có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác. Khi bà Hilary Clinton còn làm ngoại trưởng, có thông tin Trung Quốc muốn được mua lại mảnh đất này. Nên nếu Mỹ không có những dự tính lâu dài thì khó mà cạnh tranh lại họ.
Năm xưa khi đánh Trân Châu Cảng, Nhật dựa vào Nhật Kiều mà điều nghiên hết cải cảng Pearl Habor. Trong bài người Mỹ ám sát tướng Isoroku Yamamoto ngày 18 tháng 4 năm 1943, tôi có viết là chính ông này đi học ở Mỹ lại vẽ ra kế hoạch đánh Mỹ. Cái ông lái máy bay bắn cháy phi cơ ông tướng trên không phận quần đảo Solomon, lại có 1 người em là tù binh Nhật. Tướng Yamamoto gặp tù nhân xong, có người em trong khung hình mà sau báo chí đăng hình mới biết (sau 1945), bay đi tuần tra đảo khác thì bị ông anh bắn rơi. Mà ông tướng này cũng đến số. Mỹ biết trước đường đi là do giải mã được thông tin, mà biết cái ông này làm gì cũng đúng giờ như tàu điện Nhật Bản, thành ra họ canh chính xác giờ xuất phát. Không thừa, cũng không thiếu. Hải quân và không Nhật vì thế mới bất ngờ không trở tay kịp.
Mà, khi Nhật đánh Trân Châu Cảng, máy bay họ tháo phanh hết. Họ làm như Châu Chấu, bay qua biển khi mệt là châu chấu đáp hàng triệu con xuông biển chết, để con bay sau hạ cánh nghỉ ngơi. Có tiếp nguyên liệu trên không. Và có những hạm đội nghỉ dọc đường. Tất cả đều ngắt sóng điện để khỏi bị phát hiện. Mỹ biết kế hoạch, nhưng thời gian thì họ bất ngờ. Thành ra mới gây thảm hoạ.
Mà đoạn đường từ vịnh Hitokappu trên đảo Kuril (nay thuộc Nga sau thế chiến) nơi Nhất cất quân, đến Trân Châu Cảng dài 5, 632 cây số, tức là còn xa hơn đoạn đường từ Mỹ đi Hawaii và đoạn đường từ Mỹ đến Greenland chỉ 5, 034km như bài trước. Mà so với cái hồi 1945, thì khoa học kỹ thuật với tân tiến trong quân sự thì đã tiến bộ vượt bật rồi. Nếu di chuyển theo đường đạn đạo, thì từ Greenland có thể bắn hoả tiễn vào Mỹ dễ dàng.
Mỹ điều đình với Đan Mạch nhiều lần về Greenland, với cái cớ là phía Bắc hòn đảo là do những nhà thám hiểm người Mỹ phát hiện ra từ năm 1871, mà năm 1870 số tiền 500 ngàn đô tài trợ cho chuyến đi do Charles Francis Hall dẫn đầu là từ quốc hội Hoa Kỳ. Mà tôi cũng nhắc lại 1 chi tiết là lúc ấy Mỹ vẫn chưa có thuế thu nhập. Tiền của chính phủ chi ra cũng là do bán đất mà có. Robert Perry, nhà thám hiểm đưọc xem là đến Bắc Cực đầu tiên người Mỹ, cũng được xem là người khám phá phần lớn phía bắc Greenland (thực ra cách Greenland 700 cây số). Nhưng Anh cũng muốn tham gia vào. Họ lấy cớ là người Anh mới khám phá ra Greenland trước, hồi mãi tận năm 1821. Nên họ có ý định mua và sát nhập nó vào Canada.
Nên những cuộc điều đình mua bán cứ giằng co mãi từ thế chiến 1, 1919, 1946 rồi gần đây nhất là 2019, dưới thời ông Trump. Về lịch sử cũng như về vị trí địa lý thì Greenland đáng lẽ phải thuộc về chung Nauy và Đan Mạch. Nhưng Đan Mạch họ kiên trì ở lại và khai phá, kiến trúc Greenland hoàn toàn mang phong cách nước Bắc Âu này. Và cờ Đan Mạch thống lĩnh toàn bộ. Thời điểm 1946, lúc Mỹ gần như nắm hết quyền hành sinh sát trên đảo, và đồng ý trao lại cho Đan Mạch 2 quần đảo Mindanao và Palawan ở Philippin để trao đổi, cùng 1 số tiền. Thì mua lúc ấy là thuận tiện nhất. Chứ giờ thì khó.
Trị giá đảo này theo các chuyên gia từ 300 tỉ đến 1,7 nghìn tỉ. Có chuyên gia có con số 1,1 nghìn tỉ là hợp lý nhất. Tương ứng với thời điểm mua Louisiana từ Pháp. Nhưng nếu cho chính xác thì các chuyên gia phải vào cuộc cắm mốc. Bởi thế kỷ 21, không có chuyện mua lãnh lãnh thổ bao giờ. Mà nếu có thì chưa chắc dân chúng Đan Mạch chịu. Mà họ có chịu thì Trung Quốc, Anh hay Canada sẽ phá. Với Canada, Mỹ mà nắm Greenland, thì xem như Canada thành 1 bang của Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tôi không rõ ông Trump có kế hoạch cụ thể nào chưa vì ý tưởng thì có đã lâu. Và 4 năm thất cử, ông điều nghiên các kiểu hết rồi. Ắt phải có mưu sâu thì mới bật ra thành lời tự tin đến thế.
Nhưng chuyện chưa đến đâu thì coi bộ thế giới đang rúng động vì cái đế chế Trump muốn thâu tóm thế giới cho nước Mỹ và gây quan ngại cho nhiều kẻ thù muốn làm suy yếu đất nước này.
Chờ xem.