Tôi cũng vì muốn tốt cho con, vậy mà mẹ chồng lỡ nặng lời.
Tôi quan niệm cứ cái gì tốt nhất thì dành cho con vì những khoảng thời gian đầu đời của con là quan trong nhất.
Ảnh minh họa
Trước khi lấy chồng tôi làm công nhân trong nhà máy may. Tính tình tiết kiệm nên tôi cũng dư được một khoản để phòng thân. Sau khi lấy chồng, sinh con, ở nhà nuôi con, chồng lương 12 triệu/tháng vẫn đưa cho tôi khoảng 8 triệu để chi tiêu tất cả các công việc. Nhiều khi không đủ thì tôi lấy thêm tiền tiết kiệm ra tiêu để cho bớt áp lực.
Đồ mua cho con tôi đều chọn những đồ mới nhất, tốt nhất bởi tôi quan niệm trẻ sơ sinh phải được chăm sóc kĩ càng, tốt nhất, không nên sơ sài, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì "tiền mất, tật mang". Thế nhưng mẹ chồng tôi lại không suy nghĩ vậy.
Sau khi sinh con, mẹ chồng ở dưới quê lên chăm tôi ở cữ, hỗ trợ chăm sóc con sơ sinh. Bà luôn keo kiệt, bủn xỉn trong từng món đồ. Ai dè cháu còn sơ sinh nhỏ xíu mà bà luôn bắt tôi phải dùng lại đồ cũ xin được từ các anh chị trước đó. Thậm chí tôi không có sữa mẹ nhiều, bà bắt tôi phải đi xin bằng được sữa mẹ cho con uống chứ không cho mua sữa công thức vì sợ không bổ bằng mà lại đắt tiền. Tôi chỉ ậm ừ cho qua để mẹ con bằng lòng.
Gần tới ngày đi làm lại, tôi rèn cho con ti bình để bà ở nhà chăm sóc. Thấy tôi mua bình sữa mới về cho con, mẹ chồng tôi lại ca cẩm:
- Ôi chao, lại phải mua cả bình sữa cho nó cơ à. Trẻ con thì uống bằng cái gì mà chả được lại còn phải bình sữa. Mà cái này con mua bao nhiêu tiền thế?
- 600 nghìn mẹ ơi.
- Cái gì, sao cái bình bé tẹo này mà lại 600 nghìn, con tiêu gì mà hoang vậy. Sao không mua loại rẻ thôi.
- Của rẻ là của ôi mẹ ạ, nó đắt một tí nhưng chất lượng tốt, dùng cho cháu cũng yên tâm hơn.
- Chồng thì đi làm được có chục triệu mỗi tháng, vợ thì nghỉ mấy tháng liền không có lương vậy mà cái gì cũng sắm đã tay. Mua cái bình sữa cho con mà cũng gần cả triệu bạc. Thế này thì con trai tôi có mà còng lưng đi làm cho mẹ con cô tiêu thôi.
Nghe bà nói tôi tức lắm nhưng thiết nghĩ nếu cãi nhau nhỡ bà bỏ về, không trông con cho nữa thì làm sao mà đi làm được. Vậy nên tôi đành nhịn nhưng cũng có kế riêng của mình. Theo đó tôi mang bình sữa vừa mua được liền giấu đi. Mẹ chồng hỏi:
- Ơ thế bình sữa đâu rồi?
- Con bán đi rồi, mẹ chê đắt nên con bán đi rồi. Giờ mẹ ở nhà cho cháu ăn sữa thì xúc thìa nhé, mẹ bảo trẻ con thì ăn bằng gì mà chẳng được mà.
Tôi nói thế bà cũng không nói gì nữa.
Vậy nhưng mỗi lần tôi soi cam về nhà thấy bà rất vất vả trong việc cho cháu ăn sữa bằng thìa. Sữa thì đổ ra ngoài, cháu thì khóc lăn lóc vì đói. Thấy cảnh đó tôi cảm thấy hả dạ biết bao vì chọc tức được bà mẹ chồng kẹt sỉ với cả cháu của mình.
Chịu được 3 ngày không nổi, mẹ chồng giục tôi mua bình sữa cho con ăn để đứa trẻ ăn được dễ dàng hơn. Lúc này tôi mới nói:
- Thế bình sữa 600 nghìn hôm trước mẹ có chịu không?
- Bình nào cũng được, miễn là cho nó ăn được sữa còn tiền nong thì vợ chồng tự chịu.
Tôi vẫn luôn quan niệm tự mình làm, tự mình nuôi con nên ngoài nhờ bà chăm sóc cháu, tôi có lấy của bà đồng nào để nuôi con đâu. Vậy nên những lần bà kẹt sỉ như vậy với cháu, tôi phải cho bà "tâm phục khẩu phục" thì thôi.
Tâm sự từ độc giả baochau...
Nuôi con là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là về tài chính. Có rất nhiều khoản chi phí cần phải lo liệu, từ đồ ăn, sữa, quần áo cho đến các đồ dùng thiết yếu khác. Vì vậy, việc tiết kiệm là điều cần thiết, nhưng mẹ bỉm cũng cần cân nhắc để không chắt bóp quá mức, nhằm đảm bảo con có những món đồ phù hợp và chất lượng. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết để giúp mẹ bỉm quản lý chi tiêu hiệu quả.
1. Lập danh sách mua sắm cụ thể
Trước khi bắt đầu mua sắm, hãy lập một danh sách cụ thể các món đồ cần thiết cho con. Việc này giúp mẹ bỉm có cái nhìn rõ ràng về những gì thực sự cần thiết và tránh việc mua sắm bừa bãi. Danh sách nên bao gồm các mục như đồ ăn, sữa, quần áo, đồ chơi và các vật dụng khác. Khi có kế hoạch, mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát được ngân sách hơn.
2. Theo dõi khuyến mãi và giảm giá
Mẹ bỉm nên thường xuyên theo dõi các chương trình khuyến mãi tại các siêu thị, cửa hàng và trên các trang thương mại điện tử. Nhiều trang web hoặc ứng dụng cung cấp mã giảm giá cho sản phẩm trẻ em, giúp tiết kiệm một khoản không nhỏ. Đừng ngần ngại đăng ký nhận thông báo từ các cửa hàng yêu thích để không bỏ lỡ cơ hội.
3. Mua đồ second-hand
Nhiều đồ dùng cho trẻ em chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, vì vậy việc mua đồ second-hand là một lựa chọn hợp lý. Mẹ có thể tìm thấy quần áo, đồ chơi hoặc xe đẩy còn mới với giá rất hợp lý trên các trang mạng xã hội hoặc chợ online. Ngoài ra, tham gia các nhóm trao đổi đồ cũ cũng là một cách hay để tiết kiệm.
4. Chọn thương hiệu phù hợp
Không nhất thiết phải chọn các thương hiệu cao cấp cho mọi sản phẩm. Hãy tìm những thương hiệu uy tín nhưng giá cả phải chăng. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt từ các thương hiệu bình dân, mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến từ những người đã sử dụng trước khi quyết định mua.
5. Tự làm đồ dùng cho con
Nếu có thời gian và chút khéo tay, mẹ bỉm có thể tự làm một số đồ dùng cho con như đồ chơi, quần áo đơn giản hoặc đồ trang trí phòng. Việc này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra những sản phẩm độc đáo, có ý nghĩa. Hơn nữa, trẻ con thường thích những món đồ do mẹ tự làm hơn là đồ mua ngoài cửa hàng.
6. Tránh mua sắm theo cảm hứng
Khi đi mua sắm, mẹ bỉm nên cố gắng tránh bị cuốn vào việc mua sắm theo cảm hứng. Hãy luôn nhớ rằng không phải món đồ nào cũng cần thiết ngay lúc đó. Nếu thấy một món đồ mới lạ hay hấp dẫn, hãy tự hỏi xem liệu nó có thực sự cần thiết cho con hay không. Đôi khi, việc chờ đợi một thời gian trước khi quyết định mua có thể giúp mẹ thấy rõ hơn liệu món đồ đó có thật sự cần thiết hay không.
7. Đầu tư vào đồ dùng chất lượng
Thay vì mua nhiều món đồ rẻ tiền mà chất lượng kém, mẹ bỉm nên đầu tư vào những sản phẩm chất lượng, có thể sử dụng lâu dài. Ví dụ, một chiếc xe đẩy tốt sẽ giúp mẹ sử dụng trong nhiều năm, cho cả những đứa trẻ sau này. Đồ dùng chất lượng không chỉ an toàn cho trẻ mà còn tiết kiệm chi phí về lâu dài.
8. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
Đừng ngần ngại hỏi mượn hoặc nhận đồ dùng từ bạn bè và người thân. Nhiều người có thể có những món đồ không còn sử dụng nhưng vẫn còn mới và hữu ích cho con bạn. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tạo thêm mối liên kết với gia đình và bạn bè.
9. Lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng
Cuối cùng, hãy lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng cho các khoản mục liên quan đến con. Việc này giúp mẹ bỉm kiểm soát được ngân sách và điều chỉnh nếu cần thiết. Theo dõi các khoản chi giúp mẹ nhận ra những khoản nào có thể cắt giảm và từ đó tiết kiệm được nhiều hơn.