Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai.
Hồi sáng, đă lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hăng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi.
Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nh́n đồng hồ.
Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh :
- Georges ! Đợi chờ nhau mười năm mà mày c̣n chịu nỗi huống ǵ chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ !
Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, ḷng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu.
Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm.
Mô phật ! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ.
Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa :
- Ông chờ đón bạn à ?
Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời :
- Không ! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.
Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nh́n thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết ! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt.
![](https://dulichhangkhong.com.vn/ve-may-bay/vnt_upload/news/07_2024/tien_ich_san_bay_paris_charles_de_gaulle.jpg)
H́nh minh họa
Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…
Lại nghĩ đến bà Năm. Bả
" điệu" lắm ! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một ṿng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tṛn lúc nào nh́n cũng rơ nét.
C̣n về quần áo th́ bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông th́ cũng phải tiệp màu với nền vải và h́nh dáng phải nhă nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả.
Hà ! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó dàng trời ! Người ta nói bả có
"gout" . Ḿnh cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân h́nh đều đặn cân đối th́ không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi !
Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà ḿnh mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nh́n của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên.
Điều lạ là sau này khi đă đứng tuổi, bả vẫn c̣n giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nh́n bả, ḿnh muốn trêu chọc bằng câu :
"Gái không con mà nom cũng ṃn con mắt", nhưng v́ sợ bả buồn nên ḿnh nín thinh luôn !
Ông Năm ngừng suy tư trên h́nh ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nh́n thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đă nguội ngắt mà sao vẫn c̣n thấy ngon lạ lùng.
Bỗng ông bật cười. Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục [b]
"điệu" [/]bnhư thường !
Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có
"tác phong cách mạng" th́ bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số.
Ḿnh hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng :
"Song chân lư ấy vẫn không bao giờ thay đổi" , bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn :
- "Đàn bà phải biết tự trọng.
Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…
Có tiếng nhạc chuông d́u dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đă đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngă văn pḥng trực của hăng.
Ông nghe ḷng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài ! Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người.
Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ t́m vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.
Ông nh́n từng khuôn mặt, từng người. Ông nh́n, ông chớp mắt để nh́n cho rơ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao.
Ông nh́n, ông chờm tới, nhích tới để nh́n. Bả dễ nh́n lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm.
Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả.
Ông nhón chân lên để cái nh́n được đưa ra xa th́ tai thoáng nghe h́nh như có tiếng người gọi nhỏ :
- "Ông Năm !"
Ông vẫn tiếp tục nh́n từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi :
- " Ông Năm…"
Nghe rơ có tiếng ai gọi ḿnh, ông nh́n lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng th́nh, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nh́n tới đó thôi, linh tánh bắt ông nh́n lại gương mặt :
- Khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt. Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là…
Trời ơi ! Là vợ tôi đây mà ! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ c̣n đủ sức gọi có một tiếng :
- " Mai !" Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp ! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng "Ông Năm" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần.
Và khi chồng nh́n ra ḿnh, ôm chầm lấy ḿnh, người vợ đó chỉ c̣n nói được bằng nước mắt !
Ông Năm buông vợ ra để nh́n lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả ḷng. Ông chỉ c̣n nói được bằng hai bàn tay…
Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai ḷng bàn tay. Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rơ nét gầy của bờ vai bây giờ. Bây giờ… Hồi đó…
Từ trong sâu thẳm của ḷng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó v́ uất nghẹn :
- "Sao vầy nè ?".
Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ ǵn ư tứ ǵ nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết :
- " Sao vầy nè… Trời ? ".
Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ ḷng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết… Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải.
Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đă trở thành một bản năng :
- Nắm chặt, giữ chặt những ǵ c̣n thuộc về ḿnh, những ǵ mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy !
Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại b́nh tĩnh. Ông nói :
- Thôi ḿnh về đi em !
Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đă mười năm, bà không c̣n nghe thấy ! Bà cắn môi để kềm xúc động, nh́n chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái ǵ mát rượi đang len vào ḷng, một cái ǵ đă làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới t́m gặp lại.
Măi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa : to tṛn như mắt đầm, trồng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nh́n ông, cái nh́n ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu :
- Để em xách !
Tiếng "em cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đă tẩy sạch dấu vết của mười năm…
Ông vói tay cầm lấy quai túi :
- Để anh xách cho.
Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải :
- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.
Ông Năm bỗng nghe ḷng quặn thắt.
Th́ ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó ! Bả tội ǵ ? Tội ǵ ? Tội vượt biên ? Th́ đă ở tù trên ba tháng rồi c̣n ǵ nữa ? Vậy tội ǵ ?
Ông Năm nghiến cái câm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra :
- " Quân khốn nạn !"