Sau khi bị cắt giảm trong chiến dịch tinh giản của DOGE, Kartik Sheth chuyên gia cấp cao tại NASA, đang t́m kiếm môi trường làm việc phù hợp hơn ở nước ngoài.
Chỉ vài tuần trước, nhà vật lư thiên văn Kartik Sheth, 53 tuổi, vẫn giữ vai tṛ chuyên gia cấp cao tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Nhưng vào ngày 10/3, ông nhận được một email bất ngờ: "Tôi rất tiếc phải thông báo rằng bạn thuộc diện cắt giảm biên chế. Do đó, bạn sẽ rời khỏi NASA vào cuối ngày làm việc 10/4/2025".
Ngày hôm đó, Sheth là một trong 23 nhân viên NASA bị sa thải trong chiến dịch tinh giản quy mô lớn của Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk lănh đạo.
Ông hiện phải t́m một công việc mới, nhưng không phải ở Mỹ. Hôm 16/5, ông đến Paris, Pháp dự một hội nghị và t́m hiểu môi trường làm việc tại đây để xem liệu nó có phù hợp cho nghiên cứu khoa học hay không.

Kartik Sheth, nhà khoa học mới bị NASA sa thải, hôm 16/5 có mặt tại Pháp để tham dự một hội nghị và đánh giá môi trường nghiên cứu tại nước này. Ảnh: Washington Post
"Tôi không biết liệu ḿnh có t́m được việc làm ở Mỹ không khi ngành khoa học đang bị cắt giảm", ông nói. "Tôi nghĩ Mỹ sẽ bị chảy máu chất xám khá lớn, mọi người sẽ bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải nơi để ḿnh tiếp tục nghiên cứu khoa học hay không".
Với hàng tỷ USD tiền tài trợ nghiên cứu bị chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt giảm và đóng băng, các nhà khoa học trên khắp nước Mỹ đang đối mặt tương lai bất định và nguy cơ bị sa thải. Một số người, giống như Sheth, đang nghĩ đến việc ra nước ngoài để tiếp tục công việc nghiên cứu.
Không rơ có bao nhiêu người thực sự sẽ rời đất nước, song các nhà khoa học Mỹ đang được nhiều quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay Trung Quốc mời gọi. Họ hy vọng sẽ đảo ngược xu thế đă trở thành chuẩn mực trong nhiều thập kỷ khi các học giả, chuyên gia đều t́m đến Mỹ như là nơi nghiên cứu lư tưởng.
Tại một sự kiện của Đại học Sorbonne, Paris, tháng qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đă công bố một quỹ trị giá 560 triệu USD nhằm biến Liên minh châu Âu (EU) thành "thỏi nam châm thu hút các nhà nghiên cứu". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đă nỗ lực hết ḿnh để các tài năng toàn cầu chọn Pháp làm điểm dừng chân, cam kết tài trợ thêm 112 triệu USD nhằm giúp các nhà nghiên cứu định cư tại nước này.
Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Macron làm vậy. Năm 2017, khi ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, ông Macron đă khởi động sáng kiến "Làm Trái Đất Vĩ đại Trở lại", mời các nhà nghiên cứu nước ngoài đến sống và làm việc tại Pháp. Năm nay, một nhóm 60 nhà nghiên cứu, những người được chính phủ trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ tái định cư, sẽ bắt đầu làm việc từ tháng 9.
Tại Đức, Cornelia Woll, hiệu trưởng Trường Hertie, trung tâm giảng dạy và nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới có trụ sở ở Berlin, là một trong 8 học giả viết bức thư ngỏ gần đây kêu gọi giới lănh đạo đất nước "trao cho các nhà nghiên cứu hàng đầu Mỹ ngôi nhà mới" thông qua một chương tŕnh được đề xuất nhằm thu hút giới chuyên gia quốc tế.
Woll cho biết bà đă hỏi trực tiếp những đồng nghiệp Mỹ của ḿnh rằng: "Chúng tôi có thể giúp ǵ cho các bạn?".
Theo một quan chức Anh giấu tên, chính phủ nước này cũng dự kiến sớm công bố kế hoạch chi 66 triệu USD để thu hút khoảng 10 nhóm nghiên cứu quốc tế tới quốc gia này làm việc.
Martin McKee, giáo sư về sức khỏe cộng đồng châu Âu tại Trường Vệ sinh Dịch tễ và Y học Nhiệt đới London, cho hay ông "đă nghe một số đồng nghiệp nói rằng ngay cả những giáo sư kỳ cựu tại các trường đại học Mỹ cũng đang nộp đơn xin vào những vị trí cấp thấp hơn".
"Những người từng tin chắc rằng họ sẽ đầu tư sự nghiệp của ḿnh tại Mỹ và ở lại Mỹ cho giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đang phải cân nhắc lại mọi lựa chọn", David Baker, nhà hóa sinh tại Đại học Washington, đồng chủ nhân giải Nobel Hóa học năm 2024, nói.
Mối quan tâm không chỉ đến từ các nhà khoa học. Trưởng khoa nghiên cứu nhân văn tại một trường đại học Anh cho hay bài đăng tuyển dụng gần đây của trường khiến nhiều học giả Mỹ chú ư hơn so với b́nh thường, trong đó có cả những người đă nắm các vị trí giảng dạy chính thức.
Cộng đồng khoa học ở Mỹ cũng lo lắng về chính sách siết kiểm soát nhập cư, bởi nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có những người đang ở giai đoạn đầu sự nghiệp, là người nước ngoài. Họ được cho là sẽ đóng vai tṛ thúc đẩy kỷ nguyên đổi mới tiếp theo tại Mỹ.
Theo Hiệp hội Sau tiến sĩ Quốc gia, tổ chức vận động có khoảng 72.000 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Mỹ, gần 60% thành viên của họ đến từ nước ngoài. Nhiều người, cả công dân Mỹ và quốc tế, đang t́m kiếm cơ hội ở những quốc gia khác khi nguồn tài trợ nghiên cứu bị ảnh hưởng.
Thomas Kimbis, giám đốc điều hành Hiệp hội, cho biết các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ quốc tế sẽ đối mặt tương lai bất định khi thị thực hết hạn, điều này khiến họ có xu hướng ngay lập tức t́m kiếm việc làm ở nước ngoài.
"Chúng tôi muốn họ có thể ở lại Mỹ. Chúng ta cần họ và họ đang mang đến cho chúng ta lợi thế chiến lược", Kimbis nhấn mạnh.
Làm việc tại châu Âu mang đến cho các học giả một số lợi thế, như những kỳ nghỉ dài hay một năm nghỉ thai sản và chăm sóc sức khỏe miễn phí. Ngôn ngữ không phải rào cản với người Mỹ, v́ tiếng Anh đă trở thành ngôn ngữ làm việc tại hầu hết các pḥng thí nghiệm ở châu Âu.
Trước đây, những cơ sở nghiên cứu khoa học Mỹ thường nhận được ủng hộ chính trị từ lưỡng đảng cùng với các khoản tiền đầu tư hào phóng từ các cơ quan liên bang hay các trường đại học, tổ chức. Đổi lại, điều này giúp Mỹ thu hút những bộ óc thông minh từ khắp thế giới. Theo các cuộc khảo sát ư kiến, tỷ lệ tín nhiệm của cộng đồng khoa học cao hơn nhiều so với các lĩnh vực khác trong xă hội Mỹ.
Các pḥng thí nghiệm và trường đại học Mỹ thường trả lương cao hơn các đối tác châu Âu, cung cấp nhiều hỗ trợ hành chính hơn và giúp các học giả có uy tín nghề nghiệp cao hơn.
Cơ sở vật chất nghiên cứu ở Mỹ cũng rất tốt. Anand Menon, giáo sư chính trị tại Đại học Hoàng gia London, ví von rằng khi ông làm việc một năm tại New York, ông cảm thấy ḿnh "giống như hoàng tử".
Nhưng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đă có một số động thái thu hẹp nguồn lực dành cho nghiên cứu khoa học.
Đề xuất ngân sách mà ông gửi tới quốc hội cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho khoa học, trong đó giảm 56% Quỹ Khoa học Quốc gia, gần 50% ngân sách cho ban giám đốc khoa học NASA và khoảng 40% quỹ dành cho Viện Y tế Quốc gia.
Chính phủ đă đóng băng hoặc cắt giảm hàng tỷ USD tiền tài trợ nghiên cứu cho các trường đại học. Một số khoản được thúc đẩy bởi những thay đổi trong danh sách ưu tiên của chính quyền liên bang, như việc chấm dứt các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu, Covid-19, vaccine hay các nỗ lực thúc đẩy đa dạng sắc tộc, công bằng, ḥa nhập (DEI).
Tốc độ xem xét và giải ngân tài trợ cho nghiên cứu khoa học cũng đang chậm lại. Theo giới quan sát, các cơ quan tài trợ có thể không kịp giải ngân tiền vào cuối năm tài khóa vào ngày 30/9.
Chính phủ Mỹ cũng khiến giới học thuật bất ngờ khi công bố mức trần 15% đối với chi phí chung cho nghiên cứu, dù động thái này đang bị tŕ hoăn trong các cuộc chiến pháp lư tại ṭa án. Mối lo lắng về việc nguồn tài trợ liên bang sụt giảm mạnh đă lan rộng khắp các trường đại học, khiến họ phải cắt giảm các cơ hội cho những vị trí sau tiến sĩ, giảm số lượng thực tập sinh và trong một số trường hợp, sa thải các nhà nghiên cứu.
"Chúng tôi dự định làm nhiều hơn, nhiều hơn nữa, với ít nguồn lực hơn", Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Dân sinh Robert F. Kennedy Jr. phát biểu hôm 14/5.
Patrick Cramer, chủ tịch Hiệp hội Max Planck, một trong những tổ chức nghiên cứu nổi tiếng nhất của Đức, lo ngại chính sách từ chính quyền Trump sẽ làm ảnh hưởng đến cả hoạt động nghiên cứu ở châu Âu.
Mỹ hiện là đối tác quốc tế quan trọng nhất của Hiệp hội Max Planck, với khoảng 1.000 hoạt động hợp tác đang diễn ra. Các dự án khoa học khí hậu được cho là dễ bị gián đoạn nhất.
"Kể từ sau Thế chiến II, nghiên cứu của Mỹ đă trở thành động lực thúc đẩy phát triển khoa học trên toàn thế giới", Cramer nói. "Và trục xuyên Đại Tây Dương nói riêng cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ động lực này. Tất cả những điều đó đang bị đe dọa".
Tác động lâu dài của những động thái này vẫn chưa rơ ràng. Mặc dù lưỡng viện quốc hội Mỹ do đảng Cộng ḥa kiểm soát cho thấy họ không có ư định phản kháng các chính sách từ Tổng thống Trump, một số nghị sĩ có thể cố gắng duy tŕ những chương tŕnh mang lại tiền cho bang hay hạt của họ.
Hiện không có dữ liệu toàn diện về số lượng các nhà khoa học sẽ rời Mỹ, nhưng nhiều người tin rằng sẽ không có làn sóng "chảy máu chất xám" ồ ạt.
Tuy nhiên, trong một khảo sát được tạp chí Nature tiến hành cuối tháng 3 với hơn 1.200 nhà khoa học Mỹ, khoảng 75% cho hay họ đang xem xét rời khỏi Mỹ để t́m việc mới tại Canada hoặc châu Âu.
Xu hướng này đặc biệt rơ ràng ở nhóm nhà khoa học trẻ. Trong số 690 nghiên cứu sinh sau đại học trả lời khảo sát, 548 người cho biết đang xem xét rời đi. 255 trong số 340 nghiên cứu sinh tiến sĩ có câu trả lời tương tự.
Sau khi chính quyền Trump đe dọa hủy khoản tài trợ 400 triệu USD cho Đại học Columbia, nhà thần kinh học Yi Rao tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đă liên hệ với các nghiên cứu sinh tại đại học này để đề nghị giúp đỡ.
"Tôi bị sốc khi biết nhiều khoản tài trợ và hợp đồng đă bị cắt giảm", Yi Rao cho hay. "Nếu nhà khoa học nào muốn một công việc ổn định để tiến hành nghiên cứu khoa học, xin đừng do dự liên hệ với tôi".
Sheth, cựu chuyên gia vật lư thiên văn tại NASA, lớn lên ở Ấn Độ và cùng gia đ́nh đến Mỹ năm ông 14 tuổi. Khi c̣n nhỏ, ông yêu thích bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek và ước mơ trở thành một nhà khoa học, hoặc thậm chí là phi hành gia. Ước mơ của Sheth đă thành hiện thực, đưa ông đến tận NASA, nơi ông làm việc trong 9 năm, 8 tháng, 27 ngày.
Ông sống ở khu vực Navy Yard của Washington. Sheth thực sự không muốn rời khỏi đất nước. Điều ông mong mỏi hơn cả là t́m được một công việc tại thủ đô.
Đối với các nhà khoa học trẻ chưa xây dựng được mạng lưới quan hệ hoặc chưa có nhiều danh tiếng, việc ra nước ngoài để bắt đầu lại có thể dễ dàng hơn.
Kevin Bird, 31 tuổi, đang trong giai đoạn then chốt của sự nghiệp khoa học. Anh nghiên cứu về bộ gen thực vật tại Đại học California ở Davis, được hỗ trợ bởi học bổng sau tiến sĩ của Quỹ Khoa học Quốc gia. Bird từ lâu luôn cho rằng bước tiếp theo sẽ là xây dựng pḥng thí nghiệm tại một trường đại học ở Mỹ.
Rồi chính quyền Trump hồi tháng một thông báo đóng băng hệ thống thanh toán của Quỹ Khoa học Quốc gia vốn đang tài trợ cho Bird cùng nhiều nhà nghiên cứu khác. T́nh trạng thiếu chắc chắn về nguồn tài trợ khoa học đồng nghĩa với việc thị trường việc làm cho các vị trí giảng viên vốn đă cạnh tranh nay càng thêm khó khăn, khi các trường đại học tŕ hoăn việc tuyển dụng.
"Tôi không biết những ǵ ḿnh h́nh dung cho năm tới ở Mỹ sẽ ra sao", Bird nói. "Tôi thực sự lo lắng rằng con đường đang ngày càng thu hẹp trước mắt tôi và không có tương lai nào ở đây".
Đúng lúc đó, Bird đọc được thông báo tuyển dụng một vị trí nghiên cứu sau tiến sĩ trong lĩnh vực của anh tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Kew ở Richmond, Anh. Anh đă nộp đơn xin việc hồi tháng hai và sẽ bắt đầu công việc vào tháng 7. Bird đang t́m kiếm một căn hộ ở London cho anh, vợ cùng hai con mèo.
Khi nhiều nhà khoa học trẻ chứng kiến cơ hội làm việc của họ bị đóng băng hoặc biến mất, Bird cảm thấy bản thân khá may mắn. Công việc kéo dài 4 năm, đủ lâu để anh xây dựng các mối quan hệ ở châu Âu và xác định liệu ngành khoa học Mỹ có thể ổn định và phục hồi sau những ǵ đă xảy ra không, anh nói.
VietBF@sưu tập