Đằng sau tín hiệu dừng đàm phán với EU, trừng phạt Apple của ông Trump. Ông Trump phát tín hiệu chấm dứt đàm phán thương mại với EU, áp thuế trừng phạt Apple, khiến giới đầu tư lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại lan rộng.
.
Những tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 23/5 bất ngờ dấy lên nguy cơ tái khởi động cuộc chiến thương mại toàn cầu, với những đ̣n thuế quan cứng rắn nhằm vào Liên minh châu Âu (EU) và các nhà sản xuất điện thoại, đặc biệt là tập đoàn Apple.
Động thái này cho thấy sự thất vọng ngày càng gia tăng trong nội bộ chính quyền Mỹ, trước việc cả các doanh nghiệp lẫn các quốc gia đối tác không chịu nhanh chóng nhượng bộ theo yêu cầu từ Washington, Politico đánh giá.
Chỉ vài tuần sau khi trấn an thị trường rằng t́nh h́nh đă ổn định sau kỳ nghỉ Ngày Giải phóng, ông Trump bất ngờ khẳng định sẽ áp mức thuế 50% đối với hàng hóa từ EU. “Tôi không cần một thỏa thuận. Chúng tôi đă đặt điều kiện và đó là mức thuế 50%”, ông tuyên bố với báo giới tại Pḥng Bầu dục. “Đă đến lúc chúng ta chơi theo cách mà tôi biết”.
Cùng với đó, ông cũng cho biết sẽ triển khai mức thuế mới 25% đối với các nhà sản xuất điện thoại, được cho là chủ yếu trừng phạt Apple v́ không chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ.
Quan hệ Mỹ - EU: Lợi ích to lớn, bất đồng sâu sắc
Những quyết định đột ngột của Tổng thống cho thấy áp lực ngày càng lớn mà ông và chính quyền đang phải đối mặt khi thời hạn kết thúc 90 ngày tạm hoăn thuế vào tháng 7 đang đến gần.
Trước đó, các quan chức Nhà Trắng từng khẳng định sẽ dễ dàng hoàn tất hàng loạt thỏa thuận thương mại trước thời điểm này. Tuy nhiên, tiến tŕnh đàm phán hiện nay với nhiều đối tác, đặc biệt là EU, đang lâm vào bế tắc.
EU - khối thương mại lớn gồm 27 quốc gia - là mục tiêu chính của các đ̣n thuế quan từ Mỹ trong tuyên bố mới nhất. Nhưng với cơ cấu phức tạp, việc khó đạt được đồng thuận trong nội bộ EU, khiến đàm phán bị tŕ trệ.
“Tổng thống rất bức xúc v́ châu Âu không nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán”, cố vấn kinh tế Stephen Moore tiết lộ. “Những hành động hôm nay nhằm thúc ép họ hành động”.
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU được xem là một trong những mối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 576 tỷ USD hàng hóa từ EU và xuất khẩu 367 tỷ USD, dẫn đến mức thâm hụt thương mại lên tới 208 tỷ USD - một trong những lư do chính khiến ông Trump quyết đánh thuế mạnh tay với khối này.
Tuy nhiên, nội bộ EU lại gặp “vấn đề hành động tập thể”, theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent.
“Một số phản hồi mà tôi nhận được cho thấy nhiều quốc gia thành viên EU thậm chí không biết rơ Brussels đang đàm phán ǵ thay mặt họ,” ông nói trên Fox News.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg sau đó, ông Bessent cho biết một số thỏa thuận thương mại có thể sẽ được kư kết trong ṿng hai tuần tới. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh việc tŕ hoăn áp thuế 90 ngày vừa qua của Tổng thống Mỹ chỉ kéo dài nếu các đối tác “thành tâm thiện chí” trên bàn đàm phán.
Trước đó vài giờ, đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick dự kiến sẽ có cuộc đối thoại trực tuyến với Cao ủy Thương mại EU Maros Sefcovic.
Tuy nhiên, phát biểu tại Pḥng Bầu dục sau đó, ông Trump thể hiện rơ sự mất kiên nhẫn: “Tôi chắc chắn giờ đây EU rất muốn có thỏa thuận. Nhưng họ không biết cách để làm điều đó đúng cách”.
Về phía EU, ông Sefcovic khẳng định khối này “hoàn toàn cam kết” đạt được một thỏa thuận “mang lại lợi ích cho cả hai bên”, nhưng nhấn mạnh: “Quan hệ thương mại giữa chúng ta là không ǵ sánh bằng và cần được dẫn dắt bởi sự tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải đe dọa. EU sẵn sàng bảo vệ lợi ích của ḿnh”.
Nhà Trắng lạc quan, thị trường lo lắng
Những quyết định đột ngột của Tổng thống cho thấy áp lực ngày càng lớn mà ông và chính quyền đang phải đối mặt khi thời hạn kết thúc 90 ngày tạm hoăn thuế vào tháng 7 đang đến gần.
Dẫu vậy, chính quyền Tổng thống Trump vẫn lạc quan rằng chiến lược thương mại quyết liệt đang phát huy hiệu quả. Một thỏa thuận sơ bộ với Anh vào đầu tháng được đưa ra làm bằng chứng cho lập luận rằng Mỹ có thể nhanh chóng đạt các thỏa thuận có lợi, qua đó thúc đẩy kinh tế.
Tuy nhiên, đà tiến triển chậm chạp sau đó đă làm dấy lên nghi ngờ về tính hiệu quả lâu dài của chính sách này. Theo khảo sát của Trường Luật Marquette, chỉ 37% người Mỹ đồng t́nh với chính sách thuế quan của Tổng thống.
Khi phát biểu tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tuần trước, ông Trump cho biết: “Chúng ta có tới 150 quốc gia muốn kư thỏa thuận thương mại. Nhưng không thể gặp được tất cả trong thời gian ngắn như vậy”.
Phát ngôn này dường như báo hiệu khả năng ông sẽ tiếp tục gia tăng sức ép bằng thuế, nếu đàm phán tiếp tục đ́nh trệ sau ngày 9/7 - khi thời hạn “tạm dừng áp thuế” kết thúc.
VietBF@ sưu tập
|