Sự phản bội mơ hồ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-02-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,976
Thanks: 11
Thanked 13,361 Times in 10,671 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Sự phản bội mơ hồ


Khi tôi ra đời th́ cái cổng làng tôi không c̣n nữa. Người ta đă phá cái cổng làng mấy tháng trước đó. Lên năm, tôi đă chứng kiến họ phá Tam quan ở ngay dốc đê làng tôi rồi phá toàn bộ ngôi nhà cổ kính. Sau này lớn lên và có chút hiểu biết, tôi đă t́m nhiều cách lư giải như thử ngụy biện về việc phá những di tích văn hóa đó để cho ḷng tôi bớt đau đớn và xấu hổ. Nhưng bây giờ người ta vẫn tiếp tục phá hoại không ít những di sản văn hóa vô giá của dân tộc, mà coi như chẳng hề có chuyện ǵ hệ trọng. Tôi không thể lừa dối ḿnh một lần nữa với những lư do mơ hồ về chuyện phá hoại ấy. Chúng ta không c̣n con đường nào là phải nói ra sự thật.


Những di tích văn hóa ngày nay đang bị phá hoại v́ lư do ǵ? Có hai lư do cơ bản: Một, phá hoại do không hiểu biết. Hai, phá hoại do ḷng tham và vô trách nhiệm nếu không muốn nói là vô văn hóa. Có không ít những di tích ở một số địa phương đă và đang bị phá hoại. Những ai đă và đang phá hoại những di tích văn hóa này? Đó chính là những người quản lư ở những địa phương đó và những ngưới trực tiếp phục chế hay trùng tu những di tích văn hóa đó.

Đối với tất cả các di tích hay các hiện vật văn hóa đều phải phục chế và trùng tu để lưu lại cho các đời sau. Bởi thời gian sẽ làm thay đổi và hủy hoại những di tích văn hóa. Nhưng việc phục chế và trùng tu những di tích văn hóa ở Việt nam đối với không ít công tŕnh lại đang trở thành kẻ thù của những di tích văn hóa đó.

Năm 2008, UBND thành phố Nha Trang đă cho phép phường Phương Sơn phá bỏ Văn chỉ Vĩnh Xương lấy mặt bằng xây dựng trạm y tế. Văn chỉ Vĩnh Xương là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, tôn vinh đạo học và đào tạo nhân tài cho đất nước. Người ta đă phá dỡ di tích văn hóa này và bán những cột, kèo, những liễn dổi, hoành phi, khảm thờ Khổng Tử và nhiều hiện vật khác được chạm khắc tinh xảo, đầy sáng tạo, vô giá cùng khoảng 8.000 viên gạch cổ với nhiều hiện vật cổ khác với một cái giá rẻ như mua đồ phế thải của mấy người làm nghề đồng nát.

Chúng ta hăy thử hỏi xem có nơi đâu phá một di tích văn hóa như phá một cái lều vịt như ở nơi này không? Nếu hành động này là của một người nông dân th́ chúng ta có thể hiểu được và có thể tha thứ v́ sự hiểu biết của người nông dân ấy hạn chế. Nhưng đó là hành động của những người lănh đạo một thành phố.

Cũng như mới đây người ta “phá” những cổng Thành Tuyên để xây thành những chiếc ḷ gạch không hơn không kém. Mới đây thôi, khi một kẻ điên rồ đă phóng hỏa một trong những cái cổng cổ bằng gỗ ở Seoul (Hàn Quốc) th́ dân tộc này như có quốc tang. Hàng ngàn người Hàn Quốc đă đến trước cái cổng đă bị thiêu cháy ̣a khóc như tiễn biệt một người thân yêu nhất của ḿnh. Trong một lần đi công tác ở một nước phương Tây, tôi thấy người ta lấy những miếng vải mềm như một tấm chăn len bọc những thân cây ven đường. Hỏi ra mới biết họ chuẩn bị sửa chữa đoạn đường đó và họ phải bảo vệ những cái cây ấy. Tôi thực sự thấy choáng váng và thấy xấu hổ. Chúng ta từng chứng kiến ở Việt Nam người ta đốn những cây cổ thụ hoặc xây dựng những công tŕnh làm chết những cây đó. Có nơi người ta đă được chính quyền địa phương cho phép chặt một cây cổ thụ để dựng lên đó một quán bia hơi vô bổ, nghe thật kinh hăi một ngôi nhà 10 tầng có bị đổ th́ chỉ cần 3 năm người ta sẽ xây dựng lại. Nhưng một cây cổ thụ có 100 hay 200 năm th́ ít nhất chúng ta phải mất từng đó năm để có lại nó. Họa sỹ Thành Chương kể rằng chính ông biết có những người được yêu cầu phục chế một chiếc b́nh gốm có tuổi chừng 500 năm bị sứt mẻ đă chụp ảnh chiếc b́nh đó đưa cho những người thợ gốm bát tràng làm lại c̣n chiếc b́nh kia th́ đập đi. Một lần đến thăm đền thờ Tô Hiến Thành ở Hà Tây cũ, họa sỹ Phạm Minh Hải đă phát hiện ra một bức tượng Phật trong đền có một phần đang bị hư hại. Ông vội gọi điện cho tổ chức UNSCO Việt Nam mà ông là thành viên và ông yêu cầu cử người đến xem xét và cấp kinh phí cho việc phục chế bức tượng Phật cổ đó.

Chúng ta đâu thiếu những người hiểu biết, có trách nhiệm và không vụ lợi trong việc ǵn giữ phục chế và trùng tu những hiện vật và những di tích văn hóa. Nhưng h́nh như người ta đă không sử dụng những con người này và cũng không thèm nghe họ nói. Người ta dùng những con người sẽ mang lại cho họ những lợi lộc trong cái gọi là bảo vệ và ǵn giữ những di tích văn hóa. Chúng ta đều biết kinh phí cho việc trùng tu nhiều di tích văn hóa không hề nhỏ, thế là cơ hội làm ăn của người ta đă đến. Làm sao có thể để cho người khác cản trở lợi ích vật chất của người ta cơ chứ. Và thế là một đội quân “trùng tu” những di tích văn hóa như một đội quân phá hoại những tinh nhuệ làm cho di tích vô giá kia tan nát có thể chỉ trong một ngày.

Một ví dụ nữa về sự phá hoại những di tích văn hóa của dân tộc, đó là ở Long An, chính quyền cho phá bỏ “Dinh Tống Thận” một công tŕnh kiến trúc cổ được xây cách đây 116 năm. Dinh Tổng Thận có kiến trúc Tây Âu, từng là nhà của một vị cai tổng thời pháp thuộc, được lực lượng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 lấy làm trụ sở ủy ban khởi nghĩa và ủy ban hành chính sau khi khởi nghĩa dành thắng lợi ở tỉnh Tân An (nay là Long An) ngày 21-8-1945. Một lănh đạo ở Long An giải thích việc phá bỏ công tŕnh kiến trúc cổ này là do tỉnh không có kinh phí trùng tu di tích và v́ ṭa nhà làm mất mỹ quan khu trung tâm của tỉnh và khi nào có tiền sẽ làm lại ṭa nhà như cũ. Đây không chỉ là một công tŕnh kiến trúc cổ mà c̣n là một di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện trên có thật mà c̣n hơn cả chuyện bịa, một tư duy “đáng sợ” khi người ta cho rằng đập tan một di tích văn hóa đi để khi nào có tiền th́ xây lại. Hiện thực chứng minh hùng hồn rằng: các nước trên thế giới có những năm tháng dằng dặc đói khát và chiến tranh nhưng họ chưa hề đập tan những di tích văn hóa của dân tộc ḿnh để đợi khi giàu có th́ xây lại. Trong khi đó, chúng ta bây giờ đang có một đời sống kinh tế phát triển. Đây không phải là vấn đề tiền. Đây là sự vô cảm và vô trách nhiệm với những di tích văn hóa dân tộc. Đây có thể nói là sự phản bội lại nền văn hóa của dân tộc cho dù sự phản bội này thật mơ hồ đối với không ít những người làm công tác quản lư.

Lại thêm một ví dụ nữa về sự phá hoại những di tích văn hóa: chuyện Đền Và. Người ta đă phá bỏ di tích này để trùng tu, nhưng có người lư luận rằng phá để đưa cái cần cẩu vào. Trời ơi! Sao lại có thể nói như thế được. Tôi cam đoan rằng đâu cứ phải cần đến cái cần cẩu máy kia mới có thể trùng tu được Đền Và. Chúng ta có thể vào internet là có thể biết được trên thế giới họ tiến hành trùng tu những di tích khổng lồ như thế nào. Họ trân trọng cả từng cái mạch nữa, từng viên đá, từng bậc đá,…của những công tŕnh đó. Việc làm ở Đền Và là hoàn toàn sai trái, không một ai có thể dùng phép ngôn xảo để bảo vệ hành động đó được.

Quả thực, có những địa phương người dân tự quyên góp để trùng tu những di tích văn hóa ở địa phương họ. Và v́ họ thiếu hiểu biết mà vô t́nh đă làm mất đi giá trị của những di tích văn hóa. Thực sự họ rất hào hứng dùng tiền của ḿnh để thay những viên gạch nung có tuổi đến hàng trăm, hàng ngh́n năm. Nhưng một câu hỏi đặt ra là: tại sao những người có trách nhiệm quản lư những di tích văn hóa lại để cho người dân làm việc đó. Việc bảo vệ những di tích văn hóa hay lịch sử phải có quy chế, có luật chứ không thể bảo vệ một cách tùy tiện và thiếu hiểu biết việc trùng tu phải giám sát nghiêm bởi các nhà quản lư và chuyên môn. V́ đâu phải cái chùa ở làng bạn là của bạn và bạn tùy tiện sửa chữa thành bất cứ thứ ǵ bạn muốn. Đó là tài sản vô giá của quốc gia. Nhưng thực tế hầu hết những di tích văn hóa họ đang sử dụng được xếp hạng th́ việc trùng tu hay phục chế những hiện vật thuộc di tích văn hóa đó lại do chính những người quản lư và có trách nhiệm thực hiện gián tiếp hoặc trực tiếp. Và không ít người trong số đó được học hành chuyên môn và có hiểu biết về luật di sản. Nhưng chính họ đă phá hoại những di tích văn hóa của dân tộc. Tại sao họ làm như vậy? Câu trả lời chắc chắn đă có trong những bạn đọc hiểu biết và có trách nhiệm với di sản văn hóa của dân tộc chúng ta. Cái cổng làng tôi bị đập phá giờ đă được xây lại người làng tôi xây cổng làng là để thực hiện khát vọng dựng lại bốn chữ viết trên cổng làng xưa. Bốn chữ ấy là: vọng tự nhập xuất, tôi không biết chữ Hán nhưng người già của làng tôi nói nghĩa của bốn chữ đó là: nh́n chữ để biết việc ra vào. Và tôi hiểu chữ ở đây là văn hóa, việc “ra vào” ở đây là phép hành xử với cuộc đời, không có văn hóa th́ không biết sống như thế nào, khi những công dân không hiểu văn hóa của dân tộc ḿnh th́ đó là những công dân bất hạnh. Nhưng những công dân phản bội lại văn hóa của dân tộc ḿnh th́ họ trở thành những tội phạm.

(Thời báo Kinh tế Sài G̣n số Tết Tân Măo)
Nguyễn Quang Thiều
Theo blog V2T2
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cai20cong20lang1.jpg-w%3D300%26h%3D225.jpg
Views:	27
Size:	14.8 KB
ID:	260039
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:20.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06780 seconds with 14 queries