Mỹ có nguy cơ tụt lại phía sau Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh về sức ảnh hưởng toàn cầu, nhất là khi Bắc Kinh lôi kéo các nước trong khu vực giàu tài nguyên là châu Á – Thái B́nh Dương, Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa khẳng định.
Mỹ đang canh tranh với Trung Quốc
Bà Hillary nhấn mạnh trước Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ: “Chúng ta đang cạnh tranh về mức độ ảnh hưởng với Trung Quốc”.
Bà sau đó lấy trường hợp Papua New Guinea làm ví dụ. Bà cho rằng Trung Quốc đang lôi kéo Papua New Guinea, quốc gia có trữ lượng năng lượng vô cùng lớn. Tương tự, bà cáo buộc Trung Quốc ủng hộ chính quyền Fiji mà bà coi là độc tài nhưng Mỹ th́ ngược lại, đang cắt giảm viện trợ cho nước này.
Bà Hillary khẳng định Trung Quốc lôi kéo các lănh đạo của các quốc gia Thái B́nh Dương nhỏ và sẵn sàng thết đăi họ.
Trước các hành động mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, bà Hillary kêu gọi Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Mỹ không cắt giảm ngân sách của Bộ ngoại giao dành cho các hoạt động viện trợ nước ngoài.
Bà tuyên bố: “Chúng ta được khu vực Thái B́nh Dương ủng hộ mạnh. Nhiều quốc gia nhỏ lẻ ủng hộ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc. Họ là đồng minh của chúng ta, theo đuổi những mục tiêu như chúng ta, nhưng một vài người tin rằng, chúng ta đang bỏ rơi họ”.
Trong năm 2010, Nhà Trắng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ với các nước ở châu Á – Thái B́nh Dương. Các nỗ lực này nhận được sự tán thành của nhiều Chính phủ, nhất là khu vực Đông Á, nơi có nhiều nước lo ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc….
Do đó, Mỹ cần duy tŕ, tăng cường viện trợ nhân đạo và các kiểu viện trợ khác. Bà nhấn mạnh: “Việc chúng ta cắt giảm viện trợ là không phù hợp nếu muốn duy tŕ vai tṛ lănh đạo trên toàn cầu, nơi chúng ta đang cạnh tranh với Trung Quốc, Iran…”.
Theo AP, những nhận định của bà Hillary Clinton chắc chắn sẽ làm Trung Quốc nổi giận, nhất là khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa thăm Mỹ nhằm tăng cường ḷng tin và thúc đẩy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đối ngoại kiểu Hillary
Trước khi bà Hillary làm Ngoại trưởng Mỹ, "chính sách đối ngoại của Mỹ bị chi phối bởi các học thuyết quân sự. Washington cần điều chỉnh điều này", Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng quân đội Mỹ là Đô đốc Mike Mullen nhận định.
Chưa dừng lại, ông Mullen c̣n lên án t́nh trạng phụ thuộc vào quân đội (sức mạnh cứng) và cho rằng, Mỹ cần sử dụng nhiều hơn “sức mạnh mềm” trong việc triển khai chính sách đối ngoại.
Cụ thể, Đô đốc Mullen tuyên bố: “Chính sách đối ngoại của Mỹ bị chi phối quá nhiều bởi quân đội, quá phụ thuộc vào các tướng lĩnh, những người đang thực thi nhiệm vụ ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao chưa có vai tṛ tương xứng”.
Tuy nhiên, t́nh trạng này đă và đang biến chuyển dưới sự chỉ đạo của bà Hillary với những thay đổi mang tính chiến lược. Trước hết, chính sách của bà tập trung vào tính toàn cầu, tự do trên internet mà theo tờ Wall Street Journal, tự do mạng giờ đây trở thành “tiêu chí hàng đầu trong đối ngoại của Mỹ”.
Ngay cả cố vấn Alec Ross của Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận, bà Hillary coi tự do internet là tối quan trọng cho mục tiêu lâu dài của nước này, cũng như trong việc cổ vũ dân chủ trên thế giới.
Điểm thứ 2 trong lập trường là mục tiêu “giảm số người trên thế giới bị sống trong các xă hội thiếu tự do mạng” mà theo Mỹ, lượng người này chiếm 30% dân số toàn thế giới. Và để đạt mục tiêu này, Mỹ theo đuổi biện pháp: chi tiền cho các dự án thúc đẩy giao lưu mạng vượt các tuyến ngăn chặn.
Điểm thứ 3, không kém phần quan trọng là Mỹ sẵn sàng hợp tác với cả giới doanh nghiệp lẫn Chính phủ để mở rộng tự do internet bởi nếu Mỹ tự co lại và chối bỏ hợp tác th́ chẳng khác nào làm trái với tính chất giao lưu và cởi mở của internet.
Mỹ ủng hộ tự do internet.
Ngoài chính sách lớn ở trên, với vai tṛ là Ngoại trưởng, bà Clinton cũng thể hiện “quyền lực mềm” theo cách riêng của ḿnh.
Theo đó, bà Clinton luôn lấp đầy nghị tŕnh với các sự kiện “mềm” như giao lưu với sinh viên, nói chuyện với những người hoạt động về quyền phụ nữ hay nhân quyền...
Bà Clinton nói về những cuốn sách ảnh hưởng đến đời bà, nâng cao sự nhận thức của mọi người về t́nh trạng dùng hăm hiếp làm một vũ khí trong chiến tranh...ngược với nhiều người tiền nhiệm, điển h́nh là bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng thường xuyên thực hiện chính sách đối ngoại một cách cứng rắn, theo lối học thuật, chỉ tham dự các cuộc gặp chính thức trong những chuyến thăm ngắn với mức độ chính xác từng "phút"...
Một cuộc thăm ḍ dư luận được tiến hành tại châu Á cho thấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc vẫn c̣n kém xa so với của Mỹ, và rằng cuộc "tấn công mê hoặc" của Bắc Kinh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Điều này được khẳng định thêm một lần nữa trong một cuộc khảo sát do BBC tiến hành tại 28 quốc gia năm 2010. H́nh ảnh của Trung Quốc mang tính tích cực chỉ hiện diện ở châu Phi và một số nước ở châu Á, trong khi hầu hết các nước châu Mỹ, châu Á và châu Âu h́nh ảnh này chỉ được xếp từ mức "trung b́nh" cho tới "rất tệ".
Nguyên nhân là v́ đâu? Năm 2009, Bắc Kinh tuyên bố các kế hoạch chi hàng tỷ USD để phát triển các hăng truyền thông khổng lồ mang tầm vóc toàn cầu để cạnh tranh với Bloomberg, Time Warner... Tuy nhiên, các nỗ lực của Trung Quốc lại gặp phải trở ngại từ trong nước.
C̣n các nỗ lực nhằm biến Tân Hoa Xă và Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc trở thành các đối thủ của CNN và BBC cũng chưa có hiệu quả như mong muốn, v́ theo nhận định của các chuyên gia "chương tŕnh tuyên truyền sẽ chẳng bao giờ có được khán giả quốc tế".
Trong khi đó, sức mạnh mềm của Mỹ dựa trên các nguồn lực khác nhau, từ Hollywood cho tới Havard, từ Madona cho tới Quỹ Gates. Các Chính phủ sẽ không dễ ǵ hấp dẫn người khác nếu như truyền thuyết về họ không nhất quán với các thực tế trong nước. Và như thế, Trung Quốc sẽ c̣n phải đi một một chặng đường rất dài nếu muốn tạo dựng nền văn hóa xâm thực như của nước Mỹ.
Nam Việt _DV (tổng hợp)