Trong những ngày tới, Mỹ sẽ phải đưa ra quyết định khó khăn: có can thiệp quân sự vào Libya hay không? Nếu có, can thiệp như thế nào? Câu hỏi hóc búa đang khiến chính trường Mỹ “nóng” lên, nhất là khi những hoạt động tranh cử đầu tiên cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2012 bắt đầu.
Tính đến thời điểm này, lực lượng Mỹ áp sát Libya và sẵn sàng can dự khi có lệnh. Từ Washington DC, từ Tổng thống Barack Obama cho tới Ngoại trưởng Hilary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Robert Gates liên tục tung ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào nhà lănh đạo Libya Gaddafi. Nhiều sự lựa chọn được tính đến như lập vùng cấm bay, đưa t́nh báo và đặc nhiệm vào miền Đông Libya…
Thế giới Arab “thức giấc” và cuộc nội chiến ở Libya là thử thách quan trọng nhất vào thời điểm ông Obama bước sang hai năm cuối của nhiệm kỳ đầu tiên. Dư luận chờ đợi một học thuyết ghi dấu ấn Obama nhằm triển khai chiến lược lâu dài của Mỹ ở Trung Đông – Bắc Phi. Thế nhưng, Washington vẫn án binh bất động và lực lượng Mỹ xung quanh Libya chưa nhận được lệnh. V́ sao?
Trên thực tế, giới chức Mỹ sẽ phải cân nhắc cái giá phải trả nếu can dự vào Libya. Từ mùa Hè 2010, ông Obama đă bí mật yêu cầu làm báo cáo về khả năng nổ ra bất ổn ở thế giới Arab. Nhà Trắng c̣n tổ chức một cuộc họp bàn về tiến tŕnh chuyển giao quyền lực ở Ai Cập nếu Tổng thống Mubarak, 82 tuổi, qua đời. Tuy vậy, trận sóng thần quét qua Trung Đông – Bắc Phi không khỏi khiến Mỹ bất ngờ. Can dự để duy tŕ lợi ích và ảnh hưởng, nhưng bài học Somalia hẳn vẫn là cơn ác mộng của giới chức Mỹ. Năm xưa, Mỹ quyết định can dự “nhân đạo” vào Somalia bằng lực lượng đặc nhiệm. Nhưng sau đó, cảnh xác lính Mỹ bị quân du kích Somalia kéo lê trên đường phố đă gây chấn động mạnh trong dư luận. Giờ đây, ông Gaddafi dần lấy lại quyền kiểm soát sau những phút choáng váng bị mất miền Đông. V́ thế, nếu can dự, Mỹ sẽ đối mặt với một “đầm lầy” tiếp theo mà có thể ngốn nhiều lá phiếu cử tri.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng: đây chính là lúc ông Obama phải thể hiện rơ một tầm nh́n chiến lược đối với khu vực vốn được coi là trọng địa của Mỹ. Sức ép can dự vào Libya không chỉ xuất phát từ giới chóp bu mà cả từ phía cử tri. Vấn đề đặt ra là can dự như thế nào để tranh thủ sự kiện này nâng cao uy tín của đảng Dân chủ? Trên thực tế, nếu lựa chọn sai, vô h́nh trung, sức nóng từ cuộc nội chiến ở Libya sẽ được chuyển về ngay “sân nhà” của ông Obama.
HN
theo dv