Với tốc độ tăng ngân sách quốc pḥng như hiện nay, cộng với việc triển khai dân chủ trong bộ máy chính quyền, Myanmar có thể trở thành một trong những thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Ảnh minh họa
Theo tiết lộ của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 ngh́n tỷ kyat th́ Myanmar đă quyết định sẽ chi 1,8 ngh́n tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc pḥng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).
Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ. Được biết, tổng chi phí cho quốc pḥng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP.
Chính quyền Myanmar trong suốt một thời gian dài do tập đoàn quân phiệt lănh đạo. Vào tháng 11/2010, Myanmar đă tiến hành bầu cử Nghị viện và vào ngày 4/2 vừa qua đă lựa chọn ra Tổng thống mới. Tổng thống Myanmar hiện nay là nguyên Thủ tướng Myanmar, tướng nghỉ hưu Thein Sein – Chủ tịch Đảng cầm quyền liên minh đoàn kết và phát triển (USDP).
Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc pḥng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Không quân Myanmar hiện nay đang triển khai thực hiện mua đồng thời 20 máy bay tiêm kích Mig-29 của Nga với tổng trị giá gần 570 triệu USD và 50-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc với giá gần 700 triệu USD.
Đây là hai hợp đồng quân sự có trị giá lớn nhất hiện nay. Cả hai hợp đồng này đă được các bên kư kết vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, chưa rơ hiện hợp đồng này đă được triển khai tới đâu và bao giờ Myanmar sẽ nhận được máy bay theo kư kết.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc pḥng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng pḥng thủ đất nước ở mức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu này, trong thời gian tới Myanmar có khả năng sẽ là nhà đặt hàng lớn các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự bởi v́ công nghiệp quốc pḥng của Myanmar hiện nay chưa đủ khả năng tự cung cấp cho quân đội nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vũ khí từ bên ngoài.
Trên thị trường vũ khí của Myanmar hiện nay, Nga và Trung Quốc vẫn nổi lên là hai nhà cung cấp chính và chủ yếu. Rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các nhà cung cấp mới như Ukraina, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Serbia, tiếp nữa là Hàn Quốc, Pakistan, Ba Lan và Singapore.
Liên minh châu Âu EU ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991) đă áp lệnh bao vây, cấm vận cung cấp vũ khí, đạn dược và huấn luyện, đào tạo binh lính cho quân đội Myanmar.
Đến năm 1993 Mỹ là quốc gia đầu tiên cung cấp vũ khí cho Myanmar. Tuy nhiên vào tháng 6/2010 Hạ viện Mỹ lại tiếp tục gia hạn thêm lệnh bao vây, cấm vận vũ khí đối với Myanmar.
Liên quan đến kết quả bầu cử Nghị viện và người đứng đầu nhà nước mới ở Myanmar lên nắm quyền, các chuyên gia phân tích nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tái xem xét khả năng rỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Myanmar.
Theo số liệu thống kê không đầy đủ, từ năm 1988 số binh lính trong quân đội Myanmar đă tăng lên gấp đôi và hiện nay đang có khoảng 406.000 quân.
( theo vtc )