Ấn Độ cho rằng hiện nay Trung Quốc đã có 5 sân bay quân sự tại Tây Tạng (Gongar, Pangta, Linchi, Hongping và Gar Gunsa).
J-11 Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Tây Tạng.
Họ cũng phát hiện ngày càng nhiều máy bay Trung Quốc đang đồn trú thường xuyên tại khu vực này.
Chưa đầy một năm trước, lần đầu tiên, máy bay chiến đấu J-11 phát hiện huấn luyện tại Tây Tạng. (>> xem thêm)
Trong thời gian dài, Không quân Trung Quốc không có máy bay chiến đấu đồn trú tại Tây Tạng, trừ một số máy bay cũ như J-7 (sao chép Mig-21) bay thường xuyên, thực hiện các nhiệm vụ tạm thời tại các sân bay thương mại chính.
Đây là điều chưa từng có từ trước tới nay vì không khí loãng ở khu vực này gây không ít khó khăn cho việc triển khai quân của Trung Quốc ở khu vực này.
Ngoài ra, phải kể đến việc chi phí vận chuyển nhiên liệu và nguồn tiếp tế cần thiết để duy trì các đơn vị không quân quá lớn.
PLA vận chuyển từ Thanh Hải tới Tây Tạng.
Hiện tại chỉ có một tuyến đường sắt tới Tây Tạng (mới xây dựng gần đây) và rất ít tuyến đường dành cho các xe vận tải hạng nặng.
Tại Tây Tạng, hiện chỉ có 58.000km đường bộ.
Hội chứng độ cao
Ở Tây Tạng, quân đội Trung Quốc bị hành hạ bởi hội chứng độ cao. Căn bệnh này thường xuyên xuất hiện đối với những người sinh ra và lớn lên ở khu vực có độ cao gần với mực nước biển chuyển tới sống tại khu vực cao hơn 2.100m.
Trên độ cao này, những người không quen với môi trường sẽ thở dốc, mất phương hướng, chảy máu cam, buồn nôn, mất nước, khó ăn, khó ngủ, đau đầu và nếu ở đó dài ngày sẽ bị mãn tính…
Do đó, độ cao trung bình 4.100m ở Tây Tạng là thách thức đối với quân đội Trung Quốc.
Khí hậu Tây Tạng là "bài toán khó" đối với quân đội Trung Quốc.
Người Tây Tạng sinh ra lớn lên đã làm quen với thực tế này nhưng phần lớn lính Trung Quốc đến cao nguyên Tây Tạng phải mất một vài ngày hoặc hàng tuần để thích nghi.
Có nhiều trường hợp, binh sĩ Trung Quốc ở Tây Tạng thời gian dài nhưng vẫn không thoát khỏi hội chứng độ cao hành hạ. Điều này khiến các hoạt động quân sự Trung Quốc kém hiệu quả.
Giới nghiên cứu cho biết, hầu hết người Tây Tạng đã có từ 3.000-6.000 năm sinh sống trên cao nguyên và trong cơ thể họ có các loại gene kiểm soát cách thức hoạt động của các tế bào hồng cầu, duy trì đủ lượng ôxy cho cơ thể. Còn người Trung Quốc, vốn sống ở vùng đồng bằng không có loại gene trên.
Lính Trung Quốc luyện tập ngoài trời.
Quân đội Trung Quốc đang giành nhiều thời gian, nỗ lực và tiền của để khắc phục khó khăn này.
Họ tập luyện trong những phòng tập rộng 1.000 m2 và 3.000 m2, chứa nhiều ôxy hơn môi trường bên ngoài. Còn binh sĩ tuần tra được phát bình ôxy và mặt nạ dưỡng khí.
Từ trước tới nay, do hội chứng độ cao gây khó khăn nên Trung Quốc không có các đơn vị không quân đồn trú tại đây.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, khi mà không quân Trung Quốc thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trên không, PLA buộc phải đối mặt với hội chứng độ cao.
Quang Minh (theo China Defence)