03-21-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
V́ sao Mỹ đóng vai "nhỏ hơn" trong cuộc tấn công Libya?
V́ sao Mỹ đóng vai "nhỏ hơn" trong cuộc tấn công Libya?
Không phải những máy bay của Mỹ hay của NATO do Mỹ dẫn đầu mà máy bay Pháp rồi Anh mới là những nước châm ng̣i cho cuộc tấn công đầu tiên vào Libya.
Trong cuộc tấn công đầu tiên hôm 19/3, Mỹ chỉ giữ vị thế của “người quan sát” khi hỗ trợ máy bay chiến đấu của Anh và Pháp bằng tên lửa Tomahawk được bắn đi từ các tàu chiến đang bố trí ở Địa Trung Hải. Động thái này của Mỹ đă khiến không ít chuyên gia phân tích bất ngờ. Trước đây, Mỹ là quốc gia sốt sắng nhất trong việc can thiệp quân sự và là quốc gia đầu tiên chủ động điều máy bay, tàu chiến áp sát quốc gia Bắc Phi.
Sợ rủi ro cho chiến dịch tranh cử năm 2012 của Tổng thống Obama?
Cũng như cuộc tấn công Iraq cách đây tám năm, ngày 20/3, tiếng bom đạn và súng lại nổ ra ở một quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, lần này Mỹ và các quốc gia đồng minh hướng tới là Libya, một quốc gia đang rơi vào cuộc nội chiến giữa quân đội của chính phủ M. Gaddafi với lực lượng nổi dậy.
Phát biểu trong chuyến thăm Brazil, Tổng thống B.Obama đă chính thức tuyên chiến. Ông nói: “Hôm nay, tôi cho phép các lực lượng vũ trang Mỹ bắt đầu hoạt động quân sự có giới hạn tại Libya nhằm ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế bảo vệ dân thường Libya. Như tôi đă nói, chúng tôi sẽ không triển khai bất kỳ lực lượng nào của Mỹ trên bộ".
| Tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn vào Libya |
Việc người đứng đầu chính phủ Mỹ đề cập tới chuyện không sử dụng bộ binh cho cuộc chiến ở Libya cho thấy cường quốc số 1 thế giới đang sợ phải sa lầy như những ǵ từng diễn ra ở Iraq rồi Afghanistan. Năm nay với Tổng thống Obama là một năm quan trọng khi ông sẽ phải hoạt động liên tục để vận động cho chiến dịch tái tranh cử của ḿnh. Chính v́ vậy, việc sa lầy vào một cuộc chiến thứ ba nữa có thể khiến dân chúng Mỹ quá chán nản với ông, người từng đưa ra những cam kết mạnh mẽ việc rút quân đội Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan.
Theo nghị quyết số 1973 của Liên hợp quốc, các tổng thống cần tham vấn quốc hội trước khi triển khai quân cho bất kỳ chiến dịch quân sự được mở rộng nào. Tuy nhiên, ông Obama lại quan tâm tới ư kiến của các nước đồng minh hơn. Do vậy, việc triển khai bộ binh và nguy cơ binh sĩ Mỹ bị giết hoặc bị bắt như ở Iraq hay Afghanistan sẽ khiến ông Obama gặp rắc rối thực sự về mặt chính trị. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ chủ động giữ vai tṛ “nhỏ hơn” trong cuộc chiến này.
Mỹ “lùi”, Pháp quyết tâm lấy lại vị thế
Tháng 5/2009, Pháp khai trương căn cứ tại Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Pháp ở vùng Vịnh sau hơn 50 năm. Điều này cho thấy Paris đang thay đổi chính sách quân sự khi cố gắng trở lại vùng Vịnh và vươn ra Ấn Độ Dương.
| Máy bay Rafale của Pháp |
Tháng 3/2011, Pháp chính là quốc gia đăng cai tổ chức Hội nghị Ủng hộ người dân Libya, nơi các nhà lănh đạo gặp nhau để bàn về kế hoạch áp đặt vùng cấm bay ở Libya. Ít lâu sau khi Tổng thống Sarkozy ra tuyên bố chung của hội nghị, Bộ Quốc pḥng Pháp cũng cho biết các máy bay chiến đấu Rafale, Mirage-2000 của nước này đă lên đường làm nhiệm vụ ở Libya. Đây là một động thái hết sức bất ngờ khi không ít nhà phân tích chờ đợi nước cờ đầu tiên sẽ do Mỹ hoặc NATO đánh. Tuy nhiên, với khát khao lấy lại vị thế của ḿnh, Pháp đă điều khoảng 20 máy bay tham gia cuộc tấn công. Không dừng lại ở đây, tàu sân bay Charles de Gaulle đă có mặt ở vùng lănh hải của Libya để sẵn sàng tấn công theo yêu cầu của Bộ Quốc pḥng.
Trà My (Tổng hợp)
Bee
|
|
|