03-25-2011
|
#1
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
“Vị đắng” từ mô h́nh Nhật Bản
30 năm trước, người Nhật đă dạy cho các hăng công nghệ Mỹ bài học về sản xuất phân tán. Nhưng khi người Mỹ vừa bắt đầu “thuộc bài”, trận động đất và sóng thần vừa qua cho thấy bài học này chứa không ít “vị đắng”.
Việc nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản cho nhiều ngành công nghiệp bị gián đoạn cho thấy mô h́nh kinh doanh "hạn chế lưu kho" của Nhật Bản vẫn ẩn chứa nhược điểm.
Có lẽ, trong làng công nghệ Mỹ, Boeing và Dell là những hăng đang nếm trải vị đắng này rơ rệt nhất. Với khoảng 130 nhà máy bị buộc phải đóng cửa ở Nhật Bản, Boeing hiểu rằng toàn bộ kế hoạch kinh doanh của họ trong năm 2011 và những năm tiếp theo đang chuẩn bị đổ bể mà không ǵ cứu văn nổi.
Những ngày cuối tháng 3 này, tại một trung tâm sản xuất thân máy bay ở Everett (bang Washington), một nhóm các chuyên gia của Boeing vẫn đang đăm chiêu dơi theo những màn h́nh hiển thị số liệu về nguồn cung linh kiện từ Nhật Bản. Hơn ai hết, họ ngầm hiểu với nhau rằng kế hoạch sản xuất những chiếc siêu máy 787 Dreamliner đang đứng trên bờ vực của sự phá sản.
Danh sách những linh kiện có nguồn gốc từ Nhật Bản đang trở nên quá dài. Các nhà máy đặt tại đất nước mặt trời mọc đang phụ trách 35% nguồn cung linh kiện cho mẫu máy bay Boeing 787, 20% cho mẫu Boeing 777 và 15% cho mẫu 767. Tất cả những chủng loại linh kiện này đều không thể t́m được nguồn thay thế trên thế giới.
30 năm trước đây, người Nhật đă dạy cho các hăng công nghệ Mỹ bài học: Hăy giữ cho nhà kho của bạn luôn trống trơn, hay nói cách khác, đó là mô h́nh linh kiện sản xuất đến đâu, sử dụng ngay đến đó. Người Mỹ đă tỏ ra rất phấn khích với “mô h́nh Nhật Bản” (sản xuất phân tán và chuyên môn hóa thành những chuỗi cung ứng) v́ họ có thể t́m được những nguồn cung linh kiện tốt nhất với giá rẻ nhất và giảm bớt được các chi phí về kho băi và bảo quản… Có điều, khi mà người Mỹ chỉ vừa mới “thuộc bài” được ít lâu, việc toàn bộ nguồn cung từ Nhật Bản bị gián đoạn do hậu quả của trận động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua đă cho thấy, đó vẫn chưa phải là mô h́nh hoàn hảo cho thế giới công nghệ hiện đại.
Bắt đầu từ những năm 1980, để cạnh tranh với các hăng công nghệ Nhật Bản, các doanh nghiệp Mỹ đă chuyển sang hoạt động theo phương thức lựa chọn mỗi nhà sản xuất chịu trách nhiệm cung ứng một loại linh kiện với tư duy “Mua số lượng lớn của một hăng sẽ rẻ hơn mua của nhiều hăng khác nhau”. Nhưng dù chỉ mới đóng vai tṛ là nơi cung cấp 25% số linh kiện silicon (cho ngành công nghiệp điện tử) của thế giới, Nhật Bản đang là “vị đắng” và khiến không ít hăng công nghệ đứng ngồi không yên.
Tại Dell, hăng sản xuất máy tính lớn thứ 3 thế giới, các nhà quản lư của hăng đang lo ngại rằng rất có thể trong những ngày tới, nguồn cung cấp ổ đĩa quang và pin lithium-ion dùng cho laptop sẽ bị gián đoạn. Chưa hết, việc mất điện trên diện rộng c̣n khiến các nhà máy sản xuất bảng mạch điện tử và sản xuất chip vẫn chưa thể hoạt động trở lại đưa thị trường linh kiện này vào cảnh thiếu hụt trầm trọng trong khoảng từ 6 đến 10 tuần.
Trong hoàn cảnh này, những khảo sát nhanh của các hăng nghiên cứu thị trường như iSuppli, Gartner… cho thấy chỉ có khoảng 10% số hăng công nghệ Mỹ có kế hoạch chi tiết nhằm giải quyết t́nh trạng gián đoạn nguồn cung linh kiện và nạn “cháy hàng” sẽ lan rộng ra toàn cầu khi 90% số hăng c̣n lại đổ xô đi t́m các nguồn cung thay thế ở các quốc gia khác.
Nhưng bất chấp những rủi ro, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thế giới công nghệ sẽ lại tiếp tục đi theo “mô h́nh Nhật Bản” và trở về với chế độ “nhà kho trống trơn” bởi lợi ích mà nó mang lại quá lớn và không thể có ǵ thay thế được. “Với Nhật Bản, bạn hăy yên tâm là họ sẽ trở lại với tốc độ nhanh nhất thế giới và đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của họ”, James Womack, người sáng lập Viện nghiên cứu doanh nghiệp ở Cambridge (bang Massachusetts) nói.
Theo ICTnews
|
|
|