R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Shangri-La khi Trung Quốc chơi rắn
Khai mạc ngày 3/6, Đối thoại Shangri-La 2011 được giới quan sát đánh giá là "không thể diễn ra vào thời điểm nào hay hơn".
Tâm điểm Biển Đông
Chưa đầy một tuần trước Shangri-La, Trung Quốc cho 3 tàu hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước đó 5 ngày, Trung Quốc cho tàu quân sự vào vùng biển của Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực. Chơi rắn với láng giềng, người phát ngôn Trung Quốc tuyên bố đó là "hành động b́nh thường", "hợp lư", thậm chí vu cáo nước khác tạo cớ, làm căng thẳng t́nh h́nh.
Giới phân tích cho rằng, thực chất những hành động đó là phép thử của Trung Quốc với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền, với ASEAN với tư cách một khối thống nhất, với Mỹ với tư cách siêu cường luôn khẳng định sự hiện diện ở khu vực.
Với đặc tính: đối thoại thẳng thắn, tranh luận sắc bén, không ít người dự đoán, Shangri-La năm nay với Trung Quốc khó có thể là thiên đường hạ giới như tên gọi của nó (Shangri-La vốn là tên địa điểm hư cấu trong Lost Horizon của nhà văn Anh James Hilton). Một khi hành xử "vỗ mặt", "bề trên" với láng giềng khu vực, Trung Quốc khó có thể mong đợi ǵ khác.
Căng thẳng dâng cao được dự đoán sẽ đưa Biển Đông trở thành tâm điểm của nghị tŕnh Shangri-La 2011. Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam, Phùng Quang Thanh cho hay, ông sẽ chủ động nêu sự kiện 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cắt cáp dầu khí của Việt Nam, "để khu vực và thế giới hiểu đúng".
Trước đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin cũng nói rằng ông "sẽ đưa việc Trung Quốc gần đây liên tục xâm nhập trái phép vào vùng đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền ra trước Shangri-La".
Các quan chức tham dự Đối thoại Sangri-La 2011.
Trong nghị tŕnh dự kiến Shangri-La sẽ dành riêng một phiên toàn thể thảo luận về việc ứng phó với các thách thức an ninh biển mới, và một phiên họp hẹp về tranh chấp lănh thổ.
Đó là chưa kể việc vấn đề Biển Đông có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc phân chia quyền lực mới ở châu Á (một chủ đề khác trong nghị tŕnh Shangri-La 2011), với siêu cường Mỹ có quá nhiều mối bận tâm và gánh nặng ngân sách trong khủng hoảng và một cường quốc đang lên Trung Quốc đang muốn tăng cường ảnh hưởng ở khu vực.
Và cũng không quên việc các quốc gia thành viên sẽ dành trọn một phiên để nghe Trung Quốc nói và nói với Trung Quốc về đóng góp an ninh quốc tế của Trung Quốc. Và việc Trung Quốc biến Biển Đông thực sự là "vùng biển dữ", như tên nhà hàng hải người Anh đặt cho vùng Biển Đông - với các hoạt động phát triển kinh tế, của Việt Nam và các nước, khó tránh bị đặt trên bàn cân.
Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc mạnh tay chi cho quốc pḥng, trang bị vũ khí, khả năng về một cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ về xung đột nóng là điều các nước tính tới và muốn chặn.
Với cơ chế đối thoại, Shangri-La không chỉ đưa ra các tuyên bố chính sách mà cả các sáng kiến chính sách, không chỉ là những đối thoại mang tính tham vấn mà gồm các kế hoạch để cải thiện sự hợp tác.
Shangri-La mang lại không gian cho đối thoại, dù như giới phân tích nhận định, có thể sẽ không tránh được sự nổi nóng. Bởi mục tiêu của Shangri-La là tạo nên cơ chế để thảo luận minh bạch hơn về các chủ đề an ninh và quốc pḥng nhạy cảm nhất.
Không phải ngẫu nhiên sau những cú "chơi rắn" của Trung Quốc ở Biển Đông, đối với Việt Nam và Philippines, ngày 3/6, khi Đối thoại Shangri-La khai mạc tại Singapore, tờ Nhân dân nhật báo của nước này chạy bài viết với tiêu đề, "Shangri-La nên tập trung vào hợp tác".
Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á, thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc, Zhang Xuegang, tác giả bài báo cho rằng, sự khác biệt, thậm chí va chạm về quan điểm là điều b́nh thường trong các đối thoại Shangri-La trước đây và điều này có thể hiểu được.
Tuy nhiên, Zhang Xuegang cho rằng: "không nên được sử dụng Đối thoại Shangri-La như là diễn đàn để vài nước nào đó cố t́nh phê phán, chỉ trích quốc gia khác hay là công cụ để gây áp lực chính trị mang tính đơn phương".
Có lí do để vị học giả Trung Quốc lại sợ bị chỉ trích, nhất là khi nh́n vào hồ sơ Biển Đông. C̣n nhớ, năm 2010, Trung Quốc đă từng rát mặt tại các hội nghị an ninh khu vực khi chủ đề Biển Đông liên tục được nhắc tới mà Trung Quốc được chỉ đích danh là thủ phạm gây bất ổn.
Ngay tại Shangri-La 2010, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates trực tiếp đề cập đến tranh chấp Biển Đông và khuyến nghị cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp. "Các bên phải làm việc để giải quyết sự khác biệt thông qua ḥa b́nh, những nỗ lực đa phương phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế".
Theo ông Gates, điều cần hướng tới là kết quả và giải pháp không phải là "zero sum game", khi lợi ích của một nước chống lại lợi ích của các quốc gia khác.
"Cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc
Hành xử khiêu khích, gây hấn, nay lănh đạo quân sự Trung Quốc tận dụng diễn đàn Đối thoại để trấn an và giải thích, để cam kết trên lời nói. Cây gậy và củ cà rốt được Trung Quốc đưa ra.
Thế nhưng, như nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từng nhấn mạnh, chơi với Trung Quốc, nói về hợp tác là đúng nhưng càng phải nói về những khác biệt.
Tập trung bàn về việc hợp tác như khuyến nghị của Zhang Xuegang nhưng nói như GS John Chipman, Shangri-La, "không bao giờ t́m cách đối đầu, nhưng cũng không bao giờ lảng tránh việc tranh luận". Và việc bàn chuyện hợp tác sẽ không có ư nghĩa một khi Trung Quốc vẫn hành xử thiếu hợp tác, thiếu trách nhiệm, khăng khăng tự định luật chơi riêng, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Và chừng nào, Trung Quốc vẫn tiếp tục đeo bám chiến lược hiện thực hoá đường lưỡi ḅ vốn đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội, nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông th́ chừng đó, Biển Đông vẫn c̣n tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây bất ổn cho cả khu vực.
Dư luận đang chờ xem liệu Trung Quốc sẽ nói sao với thế giới? Liệu ASEAN sẽ có một tiếng nói chung? Liệu Mỹ, Nhật Bản và các nước khác có lên tiếng đủ mạnh mẽ, để ḱm cương "người láng giềng to xác xấu bụng", giữ Biển Đông trong tầm kiểm soát, tránh được xung đột nóng.
Theo Tuần Việt Nam
|