R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Tranh chấp Biển Đông chưa dứt khoát
Những va chạm xảy ra giữa Việt Nam với Trung Quốc gần đây khiến t́nh h́nh Biển Đông đột ngột căng thẳng, tuy vậy không mấy ai tin rằng sự kiện ấy sẽ đi xa hơn là những tố cáo, tranh căi trên b́nh diện chính trị ngoại giao.
Tranh chấp của các quốc gia quanh vùng Biển Đông là một thực tế đă có từ nhiều năm. Vấn đề có thể tạm thời lắng dịu trong một giai đoạn nào đó nhưng khi vẫn chưa có một thỏa hiệp hay đường hướng nào để giải quyết dứt khoát th́ từng thời gian sẽ lại xảy ra những va chạm có hay không có dự tính. Đấy là hiện trạng của t́nh h́nh căng thẳng từ mấy tuần lễ gần đây giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Tài nguyên dầu khí to lớn ở Biển Đông khiến Trung Quốc luôn thèm muốn. (H́nh: Báo Công Thương)
Bốn vấn đề chính ở vùng biển này là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lănh hải và hoạt động đánh bắt cá, sự tự do lưu thông hàng hải, nhưng quan trọng nhất là tiềm năng dầu khí dưới đáy biển.
Bộ Tài Nguyên Địa Chất của Trung Quốc ước lượng trữ lượng dầu lửa ở Biển Đông là 17 tỷ tấn, để so sánh, trữ lượng của Kuwait là 13 tỷ tấn. Con số ấy có thể là quá lớn, tuy nhiên cho đến nay số lượng đă được xác nhận qua những thăm ḍ là 7.5 tỷ thùng (barrel 40 gallons). Trữ lượng khí đốt ở vùng Biển Đông cũng rất quan trọng, ước lượng 25,000 tỷ mét khối, tương đương với trữ lượng đă được xác định của Qatar.
Trung Quốc có dự án 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng $30 tỷ USD) trong 20 năm để khai thác dầu khí trong vùng biển này và có thể bắt đầu sản xuất trong ṿng 5 năm tới. Riêng khu vực quần đảo Trường Sa được coi là có một trữ lượng dầu khí rất lớn nhưng chưa được đụng tới và các công ty dầu khí ngoại quốc chưa kư kết hợp đồng thăm ḍ v́ c̣n tranh chấp.
Biển Đông là nơi cung cấp từ 8% đến 10% sản lượng cá đánh bắt được trên toàn thế giới. Mỗi ngày có khoảng 300 tàu hàng đi ngang vùng biển này trong đó có những tàu chở dầu tới Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn với tổng cộng tải trọng gấp năm lần kênh Suez và tám lần kênh Panama.
Với t́nh trạng phát triển kinh tế và nhu cầu to lớn về năng lượng, Trung Quốc khó có thể nào bằng ḷng để kho dầu khí nằm yên dưới ḷng Biển Đông. Dẫu cho họ cũng phải hiểu là không thể nào giành hết nhưng giành được phần lớn chừng nào hay chừng đó và để đạt được điều này, Trung Quốc dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị của ḿnh trong việc thương lượng.
Trong một chừng mực nào đó, người ta có thể tin là Trung Quốc không thể giải quyết tranh chấp bằng việc đánh chiếm qua một cuộc chiến tranh toàn diện. Phát ngôn viên Hong Lei bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Ba, 14 tháng 6, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không dùng vơ lực hay đe dọa vơ lực.” Vế thứ nhất có thể đúng, c̣n vế thứ nh́ c̣n phải xét lại. Răn đe quân sự hay thậm chí một vài trận xung đột nhỏ là việc Trung Quốc có thể sẵn sàng thực hiện để lấn chiếm từ từ, mở rộng dần khu vực bá quyền của ḿnh.
Việc cắt dây cáp hai tàu thăm ḍ dầu khí B́nh Minh II và Viking II là một hành động khiêu khích nhưng cũng có thể nh́n như là một phản ứng bắt buộc của Trung Quốc, v́ sự lo ngại Việt Nam đang lấn chiếm dần dần vào khu vực mà họ c̣n có triển vọng tranh đoạt. Thêm nữa Việt Nam không đủ khả năng tự khai thác dầu khí dưới biển sâu và khi tiến đến giai đoạn này, và sẽ có sự hiện diện của những công ty dầu khí Âu Châu, Hoa Kỳ hay Nga và lúc đó Trung Quốc bị đặt trong hoàn cảnh rất phức tạp để thi hành tham vọng của họ.
Trung Quốc vẫn luôn luôn chủ trương là tranh chấp trên Biển Đông chỉ nên giải quyết qua những thương lượng song phương, trong khi Việt Nam cổ vũ việc tiếp cận đa phương. Trong cuộc tranh cấp này, Việt Nam là nước duy nhất tiếp giáp với Trung Quốc bằng đường biên giới trên bộ cũng như trên biển. Với vị thế một quốc gia quá nhỏ bé, Việt Nam sẽ có thế hơn khi đối thoại với Trung Quốc nếu tập hợp được sự liên kết ủng hộ của các đồng minh có cùng mục tiêu: Philippines, Malaysia, Brunei, và cả Indonesia, Đài Loan cũng như khối ASEAN.
Tại hội nghị an ninh khu vực Á Châu họp ở Hà Nội tháng 7 năm ngoái, Việt Nam đă được sự tán trợ của Hoa Kỳ qua lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton nói rằng Washington ủng hộ “một tiến tŕnh ngoại giao kết hợp tất cả các bên trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông không có sự đe dọa.” Bà c̣n khẳng định sự tự do lưu thông hàng hải và sự tôn trọng công ước quốc tế trên Biển Đông thuộc trong lợi ích quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ.
Chỉ hai ngày sau, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Thừa Chí phản ứng lại, nói rằng sự “quốc tế hóa một vấn đề song phương chỉ làm cho t́nh h́nh xấu đi và thêm khó khăn để giải quyết.” Trước đó, từ hồi tháng 3, các giới chức Trung Quốc đă nói với Hoa Kỳ rằng Biển Đông là lợi ích thiết yếu của họ.
Sự can dự của Hoa Kỳ vào vụ tranh chấp là điều Bắc Kinh hoàn toàn chống đối. Trong lời tuyên bố hôm 14 tháng 6, phát ngôn viên Hong Lei bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng yêu cầu các quốc gia khác hăy “tôn trọng” các nỗ lực giải quyết vấn đề một cách ôn ḥa của những nước có liên hệ đến cuộc tranh chấp - một lời cảnh cáo có vẻ nhắm vào Washington. Nhật báo Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc bày tỏ thái độ của Bắc Kinh một cách rơ ràng hơn: “Trung Quốc nhất quyết chống lại việc bất cứ quốc gia nào không dính dáng tới vấn đề Biển Đông can thiệp vào cuộc tranh chấp này.”
Bắc Kinh kêu gọi có thêm các cuộc thảo luận để giải quyết cuộc tranh chấp biển đảo đă có từ nhiều năm nay ở Biển Đông sau khi Philippines t́m sự trợ giúp của Mỹ và phía Việt Nam mở cuộc tập trận bắn đạn thật. Phát ngôn viên Hong Lei cho hay Trung Quốc sẵn sàng mở ra các cuộc thương thảo song phương trực tiếp với các quốc gia có tranh chấp với họ theo thỏa thuận được gọi là “Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông” kư kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002.
Ngoài Việt Nam, hai nước khác tỏ lộ thái độ tích cực trong cuộc tranh chấp là Đài Loan và Philippines. Đài Loan cuối tuần qua nhắc lại chủ quyền của họ ở Trường Sa và nói rằng có thể sẽ đưa tàu trang bị hỏa tiễn và chiến xa đến nơi này. Tại Manila, Tổng Thống Benigno Aquino hôm Thứ Ba nói rằng quốc gia ông cần sự trợ giúp của đồng minh lâu năm là Mỹ trong cuộc tranh chấp hàng hải ngày càng có vẻ trầm trọng này. Theo lời ông: “Dĩ nhiên Trung Quốc là một cường quốc, dân họ đông gấp 10 lần chúng tôi. Chúng tôi không muốn t́nh trạng chiến tranh xảy ra và như vậy có lẽ sự hiện diện của các quốc gia trong khối ASEAN, của Mỹ, sẽ giúp tất cả chúng ta có được sự tự do hải hành và theo đúng với luật quốc tế.”
Một vấn đề khác ở Biển Đông mà Trung Quốc sẽ có sự cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ là hoạt động của hải quân. Từ hơn nửa thế kỷ qua, Hoa Kỳ là cường quốc hải quân số 1 trên thế giới, chiến hạm Hoa Kỳ có mặt ở tất cả các đại dương và vùng biển. Hải Quân Trung Quốc phát triển nhanh nhất trong các binh chủng và đến nay đă là lực lượng có sức mạnh khống chế ở khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Trung Quốc c̣n muốn một ngày kia sẽ có khả năng đe dọa vị thế của Hải Quân Mỹ và việc chế tạo hàng không mẫu hạm là thể hiện rơ nét nhất trong tham vọng ấy.
Hàng không mẫu hạm Variag do Liên Xô chế tạo và Ukraine đă giải nhiệm được Trung Quốc mua lại từ 10 năm trước, gần đây được tân tạo hoàn toàn mới tại quân cảng Đại Liên và dự trù có thể chạy thử trong vài tháng tới. Rick Fisher, phân tích gia cao cấp của International Assessment and Strategy Center, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở ở Virginia nói rằng: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc phủ nhận việc chế tạo hàng không mẫu hạm, nhưng đến nay th́ rơ ràng họ sắp có một mẫu hạm 60,000 tấn với những máy bay chiến đấu tương đương chúng ta trong ṿng vài ba năm nữa.” Theo ông: “Trung Quốc hy vọng đến thập niên 2020 quân lực của họ sẽ có thể triển khai trên toàn cầu và đủ khả năng tranh chấp quyền lợi với Hoa Kỳ ở nơi nào mà họ thấy cần thiết.”
Sự thật, khả năng đương đầu quân sự với Hoa Kỳ của Trung Quốc không tới mức như nhiều người lo ngại. Một cách tổng quát quân lực Trung Quốc được coi là phát triển chậm 20 năm so với Hoa Kỳ, v́ vậy trong sự bành trướng, Trung Quốc chú trọng đến những loại vũ khí có thể làm giảm bớt sức mạnh của Hoa Kỳ, không để Hoa Kỳ dễ dàng hành động theo ư muốn. Trung Quốc nỗ lực phát triển hạm đội tàu ngầm và đă chế tạo ra loại hỏa tiễn được gọi là “diệt mẫu hạm.” Hỏa tiễn DF-21D đặt trên xe, tầm bắn xa 1,000 dặm, có bộ phận hướng dẫn để đánh những mục tiêu di động là chiến hạm hay hàng không mẫu hạm hoạt động gần bờ. Vũ khí này có thể gây khó dễ cho các mẫu hạm chứ chưa hẳn đă có hiệu quả v́ một lực lượng đặc nhiệm gồm mẫu hạm và nhiều chiến hạm hộ tống đă hay sẽ có những biện pháp pḥng thủ vững chắc.
Một số nguồn tin nói rằng Trung Quốc có thể sẽ chế tạo tới 4 hàng không mẫu hạm, nhưng từ chỗ sở hữu tới chỗ sử dụng có kết quả, chắc chắn đ̣i hỏi một thời gian dài hàng chục năm, bao gồm việc huấn luyện và tổ chức thành hải đội đủ khả năng chiến đấu. Mẫu hạm đầu tiên, Variag, được coi như chỉ nhắm sử dụng cho việc huấn luyện. Máy bay chiến đấu J-15 Flying Shark là một sao bản của Sukhoi Su-33 do Nga chế tạo.
Khu vực hoạt động thuận tiện đầu tiên cho Variag không đâu khác hơn là Biển Đông, nhưng sự hiện diện của mẫu hạm này sẽ chỉ có tính cách phô trương hơn là răn đe hay giá trị chiến thuật. Nếu phải đụng độ với các nước trong khu vực, trong tầm hoạt động không xa, Trung Quốc dùng máy bay từ các căn cứ trên đất liền hơn là phải điều động máy bay trên mẫu hạm, chưa kể tới những khó khăn trong việc pḥng thủ mẫu hạm chống máy bay và hỏa tiễn của chiến hạm đối phương.
Mặc dầu sự căng thẳng leo thang trong ṿng hai tuần lễ vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam, người ta không tin là có thể xảy ra chiến tranh, dù chỉ là xung đột nhỏ trên biển. Tất cả các bên, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á, kể cả Hoa Kỳ, đều không sẵn sàng chuẩn bị và nh́n thấy đạt được kết quả ǵ cụ thể trong hoàn cảnh ấy. Hoa Kỳ sẽ ở trong t́nh thế khó khăn với các nước trong khu vực nhưng chắc chắn không thể can thiệp bằng quân sự và Trung Quốc cũng không thể hy vọng có thể bằng sức mạnh quân sự giải quyết được lợi ích ǵ.
Sau khi Hải Quân Việt Nam đă hoàn thành cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga bộ Ngoại Giao hôm Thứ Hai dịu giọng giải thích rằng đây là một kế hoạch đă dự định trước. Tuy nhiên Ian Storey, thành viên viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định: “Với tất cả sự ồn ào khi loan báo việc này mấy ngày trước, Việt Nam muốn đưa ra một tín hiệu minh bạch rằng họ cương quyết bảo vệ quyền lợi của ḿnh ở Biển Đông không để ai đe dọa.”
C̣n Hoa Kỳ, qua lời một phát ngôn viên ṭa đại sứ ở Trung Quốc, xác định sẽ “không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp,” nhưng lại khẳng định sẽ ủng hộ các đồng minh và “đường lối tiếp cận ngoại giao của chúng tôi trong vấn đề Biển Đông phản ánh lợi ích chia sẻ với các quốc gia khu vực.” (HC)
Hà Tường Cát
Người Việt
|