Hiệp hai: quân ta đấu với quân ḿnh
Philip Stephens
Ngày 16 tháng 6 năm 2011
Thỉnh thoảng một kinh nghiệm khôn ngoan được thừa nhận rộng răi nào đó lại bị làm đảo lộn bởi một ḍng tít báo mà ta thoáng nh́n thấy. Chuyện này đă xảy ra hôm nọ khi tờ Financial Times [Thời báo Tài chính] đưa tin “Việt Nam đang t́m kiếm sự ủng hộ của Mỹ trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc”. Từ một sự kiện cụ thể như vậy bài báo bằng quan điểm ước lệ hóa đă ví von trật tự thế giới mới như là một sự tranh giành giữa phương tây đă xác lập địa vị của ḿnh xong xuôi rồi với phần c̣n lại đang trỗi dậy của thế giới. Điều thú vị ở chỗ đây lại là một câu chuyện về quân ta đấu với quân ḿnh.
Vụ căi nhau om x̣m giữa Hà Nội và Bắc Kinh là vụ mới nhất xảy ra trong một loạt những tranh chấp về quyền kiểm soát Biển Hoa Nam [Biển Đông] giàu tài nguyên. Trung Quốc đă dùng những ngôn từ lỗ măng để khẳng định chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này. Nhưng cái đường đứt đoạn quy định ranh giới cho tham vọng nói trên ở trên các tấm bản đồ của Trung Quốc lại đang bị hầu hết các nước khác phản đối kịch liệt. Philippine, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những tuyên bố khẳng định chủ quyền lănh thổ và chủ quyền biển của riêng mỗi nước. Nhật Bản có tranh căi riêng với Trung Quốc về một cụm đảo nằm ở Biển Hoa Đông [East China Sea].
Như vậy là những xung đột nói trên đều không phải là điều ǵ mới mẻ. Sự hận thù giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng chẳng phải là mới. Người Mỹ mới bỏ đi chưa được 5 năm th́ hai nước trên đă nện nhau chí chết ở biên giới vào cuối những năm 1970. Điều mới mẻ nằm ở những căng thẳng đột ngột gia tăng rơ rệt sau khi Trung Quốc thông qua một chính sách láng giềng quyết đoán rơ rành rành.
Nằm ở vị trí chiến lược của Biển Hoa Nam, Vịnh Cam Ranh từng là một căn cứ không quân và hải quân then chốt của Mỹ trong cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giờ đây Hà Nội nói rằng tàu nước ngoài (tức là tàu của Mỹ) có thể lại được phép sử dụng căn cứ hải quân này. Tín hiệu đánh về phía Bắc Kinh thế là đủ rơ. Nếu chèn ép quá đáng th́ Việt Nam sẽ cung ứng sự hỗ trợ vật chất cho hải quân Mỹ để hải quân Mỹ đảm bảo tự do hàng hải.
Các nước khác cũng đang sửa sang lại phên giậu của nhà ḿnh và hâm nóng mối quan hệ với Washington khi Trung Quốc bắt đầu vung gậy gộc. Những tranh chấp này có ư nghĩa rất lớn chứ không chỉ đơn thuần là việc Bắc Kinh muốn khôi phục lại hệ thống chư hầu cho phép vua chúa xưa kia của Trung Quốc có quyền bá chủ đối với những láng giềng nhỏ hơn.
Những tranh chấp này báo hiệu một h́nh thù phức tạp hơn của toàn thế giới chứ không chỉ đơn thuần là sự bất đồng được cho là giữa các cường quốc xưa nay và cường quốc mới nổi. Nếu chỉ v́ thuận tiện mà vẽ một bức tranh địa chính trị ở đó lợi ích của các quốc gia đang nổi đụng độ với các lợi ích tương ứng của các nước thuộc khối phương tây, thế th́ trật tự mới rất có thể sẽ nằm trong những đường viền không đều chồng chéo lên nhau. Một số nước thuộc phần c̣n lại của thế giới sẽ thích làm bạn với phương tây.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nom có vẻ như được coi bất di bất dịch là quan trọng nhất trong thế kỷ này, song điều khó lường nhất sẽ là những mối quan hệ đối đầu nhau giữa các nước không thuộc phương tây. Các cường quốc mới nổi hiển nhiên có chung những khao khát và khuynh hướng tự nhiên, nhất là họ đều phản đối sự thống trị của phương tây đối với những “băi đất công” [commons: ư nói những khu vực của chung toàn thế giới, thí dụ như các tuyến đường hải hải quốc tế]. Nhưng thông thường sự ḱnh địch giữa chính những quốc gia này lại c̣n sâu sắc hơn sự ḱnh địch giữa họ với phương tây.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO] được thành lập cách đây mười năm đang khẳng định Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan có những mối quan tâm gặp gỡ nhau. SCO coi Ấn Độ, Pakistan và Iran nằm trong số các nước được hưởng địa vị quan sát viên. Một số người có lẽ đang coi tổ chức này như là một sự đối trọng tự nhiên đối với NATO. Nhưng cứ thử liệt kê các nước tham gia SCO th́ sẽ thấy được sự mong manh của tổ chức này.
Nước Nga của Vladimir Putin đă khẳng định đứng về phía những nước không thuộc khối phương tây. Điều khôi hài ở chỗ là một quốc gia đến lúc này vẫn thích làm ra vẻ ḿnh là một siêu cường ngang với Mỹ nhưng lại có vẻ hài ḷng khi được chọn là một nước thuộc khối BRIC [các “cường quốc” mới nổi, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga].
Sự chọn lựa lập trường nói trên đă xảy ra ngẫu nhiên trong lịch sử hậu chiến tranh lạnh. Cách nh́n nhận thế giới của ông Putin chịu ảnh hưởng bởi sự nhục nhă của đất nước này sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Ông Putin là người Nga thuộc thế hệ không thể rũ sạch quan niệm rằng đối thủ tự nhiên của nước Nga là liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu.
Chỉ cần một sự đánh giá khách quan chiến lược th́ người ta sẽ khẳng định điều ngược lại. Những mối nguy lớn nhất đối với nước Nga hiện nay là nằm ở trong chính đất nước họ – nền kinh tế lỗi thời và dân số sụt giảm nhanh chóng. Những thách thức đến từ bên ngoài đều nằm ở phía nam và phía đông nước Nga: từ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo cho đến những sức ép nhằm vào một vùng Siberia dân số cứ mỗi ngày lại giảm đi và một Trung Quốc đang ti toe.
Trung Quốc khinh thường Nga là một quốc gia đang suy tàn không đủ khả năng sản xuất bất cứ cái ǵ có ích ngoài dầu khí và không chóng th́ chầy sẽ vùi giập đời ḿnh trong rượu chè. Ngay cả kỹ thuật quân sự [của Nga] giờ đây cũng không đáp ứng những tham vọng của Bắc Kinh. Người Nga ắt phải biết điều này. Một viễn kiến chiến lược gạt bỏ mọi sự cảm tính sẽ cho ta thấy Moscow đang đánh đổi vai tṛ làm thằng khờ bị Bắc Kinh lợi dụng để ḥa nhập vào nền kinh tế của phương tây.
Có thể thấy một điều rành rành là hiện nay Ấn Độ và Trung Quốc đang ganh đua nhau. Kể từ lần hai nước có chiến tranh đến nay th́ nửa thế kỷ đă trôi qua. Ấn Độ nói rằng t́nh h́nh ở biên giới của nước họ với Trung Quốc hiện đang yên ắng hơn bao giờ hết. Song những ḍng chảy thương mại và đầu tư đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng đă khiến cho Ấn Độ chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mối ngờ vực.
Trung Quốc đang là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ trong cuộc vận động cho chiếc ghế ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến lược quân sự của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi khả năng xảy ra chiến tranh với nước láng giềng hùng mạnh của họ – Ấn Độ vẫn c̣n nuôi những mối ngờ vực bởi v́ Bắc Kinh có mối quan hệ quân sự mật thiết với Pakistan.
Chính phủ Pakistan trong tháng này đă đề xuất Trung Quốc có thể được tạo cơ hội để sử dụng một căn cứ hải quân nằm ở phía tây nam cảng Gwadar. Chẳng điều ǵ nằm trong sự tính toán có thể khiến cho Ấn Độ bấn loạn cực điểm trước những tham vọng hải quân của Trung Quốc ở Đại Tây Dương cho bằng điều này; cũng chẳng điều ǵ đẩy Ấn Độ lại gần hơn về phía Washington cho bằng điều này.
Những điều sau đây dường như là những vấn đề đặc thù của châu Á: di sản của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và những biên giới vẫn đang tranh chấp. Song, sự nổi lên của các cường quốc mới mặt khác sẽ tạo ra sự căng thẳng ở những nơi khác nữa. Thổ Nhĩ Kỳ được phương tây xem như là đang công khai ủng họ chế độ hiện nay ở Iran. Thế nhưng hai nước này cũng là đối thủ của nhau để tranh giành vị thế bá chủ trong vùng.
Những mối quan tâm chung đă kéo các nền kinh tế mới nổi lại gần với nhau hơn. Họ đang bớt phụ thuộc hơn vào phương tây so với trước. Sự mở rộng quan hệ nam-nam sẽ thúc đẩy thời kỳ tăng trưởng tiếp theo của thế giới. Nhưng c̣n lâu mới là điều hiển nhiên nếu cho rằng các nước ở vùng Mỹ La Tinh và châu Phi sẽ măi măi bằng ḷng với vai tṛ là nước cung cấp nguyên liệu cho mấy nước lớn ở châu Á. Brazil đă tự coi ḿnh là một trong những nước chỉ trích một cách nghiêm khắc nhất cái chính sách hối đoái của Trung Quốc.
Từ tất cả những điều nói trên sẽ thấy hiện ra một bức tranh toàn cầu trong đó sẽ có sự cạnh tranh lẫn thù địch rồi những liên minh trong vùng và sự h́nh thành những đường biên giới chằng chịt mà chẳng dựa trên cơ sở thực tế nào cả ngăn phương tây và phần c̣n lại của thế giới. Châu Âu rất có thể sẽ lựa chọn cách đứng ngoài vùng ảnh hưởng. Vai tṛ thích hợp của nước Mỹ sẽ là vai tṛ của sự cân bằng sức mạnh không thể không có.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
|