Bá Chủ Võ Lâm
Join Date: Nov 2006
Location: Sweet Home
Posts: 3,589
Thanks: 1,649
Thanked 1,183 Times in 232 Posts
Mentioned: 244 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 105 Post(s)
Rep Power: 100
|
Vàng, tiền đồng, dollar, đặt cửa nào?
Khoảng 6 tấn vàng trị giá hơn 300 triệu Dollar Mỹ đã được xuất khẩu dưới dạng nữ trang kể từ đầu tháng 6/2011 là ước tính của giới kinh doanh thứ kim loại quý hiếm này. Do giá vàng nội địa thấp hơn giá quốc tế từ 400.000-450.000 VND/lượng tùy thời điểm, các doanh nghiệp đã vay ngoại tệ nhằm hưởng lãi suất thấp, bán cho ngân hàng lấy tiền Đồng mua vàng và khi xuất khẩu có ngoại tệ trả nợ vay.
Tỷ giá ổn định, thậm chí Đồng Việt Nam còn đang lên giá so với Dollar Mỹ, nên vay ngoại tệ càng có lợi. Kim ngạch xuất khẩu vàng chắc chắn sẽ giúp giảm nhập siêu trong tháng, đồng thời làm cho nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Khuynh hướng xuất khẩu vàng được đánh giá sẽ còn tiếp diễn vì giá vàng trong nước đang giữ khoảng cách với giá thế giới đủ sức thúc đẩy các công ty xuất khẩu tìm kiếm lợi nhuận. Khoảng cách này có khả năng nới rộng nếu lãi suất tiền Đồng tiếp tục đứng ở mức cao, kích thích sự dịch chuyển từ nắm giữ vàng sang giữ tiền Đồng ở người dân. Thực vậy, nếu bạn có một lượng vàng, bán lấy tiền ở thời điểm này được 37,8 triệu VND, gửi tiết kiệm lãi suất 14%/năm, mỗi tháng nhận lãi 441.000 VND. Trong trường hợp 03 tháng sau, bạn chuyển ngược lại tiền thành vàng, giá trị một lượng vàng của bạn lên tới 39,12 triệu VND. Đó là cách không ít người tận dụng lãi suất tiền Đồng, sự lên giá của đồng nội tệ và giá vàng để gia tăng giá trị tài sản. Trước mắt nó ít rủi ro nhưng không phải không rủi ro, vì sự biến động của giá vàng quốc tế là khó lường, thời gian ổn định của tỷ giá hối đoái và lãi suất tiền Đồng cũng chưa thể xác định chính xác được.
Mấu chốt của thị trường tiền tệ hiện nay là gì? Là lãi suất tiền Đồng. Chỉ cần tiền Đồng rời neo lãi suất cao, vàng và ngoại tệ có thể trở lại tầm ngắm là tài sản cất giữ. Những tuần gần đây, lãi suất tiền Đồng đang dịu lại khi nguồn cung có dấu hiệu được bung ra.
Việc đưa tiền ra qua kênh tái cấp vốn đã mau chóng cải thiện thanh khoản các ngân hàng. Một số tổ chức tín dụng thừa tiền đã mua trái phiếu chính phủ. Lợi suất trái phiếu từ mức 13,3%/năm đã rớt xuống 12,65%/năm. Tuần trước 7.765 tỷ VND trái phiếu đã được bán. Số lượng trái phiếu đăng ký mua nhảy vọt lên cả chục ngàn tỷ VND/đợt với hy vọng trần lãi suất do bộ Tài chính ấn định vẫn giữ nguyên. Rõ ràng lượng tiền hút về ròng qua kênh thị trường mở và kênh trái phiếu vẫn đang thấp hơn lượng tiền bơm ra qua kênh tái cấp vốn.
Nhìn lại, Nghị quyết 11 mới thực hiện được ba tháng rưỡi, nguy cơ lạm phát vẫn đang hiện hữu, tại sao cung tiền lại bất ngờ tăng mạnh? Tại hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam vừa qua, IMF cho rằng NHNN phải thuyết phục thị trường rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được duy trì cho đến khi lạm phát trở lại một chữ số và dự trữ ngoại hối được củng cố ở mức cao hơn. Chỉ khi đó mới tạo điều kiện cho lãi suất giảm lâu bền. Tại hội nghị trên, Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trấn an: NHNN sẵn sàng phát hành tín phiếu bắt buộc nếu thanh khoản các ngân hàng được cải thiện. Cuối tháng 5/2011, đích thân Thống đốc Nguyễn Văn Giàu phát biểu với báo chí: NHNN không có chủ trương phát hành tín phiếu bắt buộc. Vậy thông điệp thực sự của NHNN hiện nay là gì? Và thông điệp ấy có đi liền với các động thái thực tế?
Điều hành lãi suất theo tín hiệu lạm phát là điều được NHNN nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lạm phát tháng 5/2011 vẫn còn ở mức 2,21%, trong khi cung tiền đã được mở rộng đột ngột. Nếu lạm phát tháng 6/2011 ở mức 1%, cung tiền sẽ đi theo hướng nào? Không lẽ gia tăng “linh hoạt” gấp đôi? Để rồi cuối quý III đầu quý IV theo chu kỳ hàng năm, giá cả bắt đầu tăng lên, cung tiền lại tụt xuống? Bài học chống lạm phát của 2008 vẫn còn chưa nguội. Kiểm soát lạm phát là cả quá trình dài hơi và nếu không kiên quyết, nó có khả năng bùng phát trở lại dữ dội hơn. Sự kiểm soát cung cầu tiền tệ của NHNN lúc này đang thể hiện sự kiên định theo đuổi đến cùng chủ trương ghìm cương lạm phát hay để lạm phát dẫn dắt và chạy theo sau.
Trong cuộc họp với các ngân hàng thương mại cuối tuần trước tại Tp.HCM và đầu tuần này ở Hà Nội, ba con số được NHNN khẳng định không thay đổi là 14%, 20% và 22%. Lãi suất huy động, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ phi sản xuất đến 30/6/2011 là bất di bất dịch. Chúng ta đã từng chứng kiến năm 2010, NHNN cam kết với Chính phủ tăng trưởng tín dụng tối đa 25%, để rồi con số cuối năm là 31%. Tiền đang được đưa ra, trong khi đầu ra, tức tăng trưởng tín dụng, vẫn nén thì phải có chỗ cho nó xì hơi thoát ra. Còn không thì chẳng khác nào “cơm treo mèo nhịn đói”. Cơ quan quản lý ngành ngân hàng đang tự đặt thêm cho mình và cho các tổ chức tín dụng những khó khăn trong kiểm soát tăng trưởng tín dụng.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
__________________
Welcome to the Forum VietBF
|