Trung Quốc đang chế tạo 2 tàu sân bay trong khuôn khổ chương tŕnh hiện đại hóa quốc pḥng vốn gây lo ngại cho các quốc gia châu Á khác, các nguồn tin hôm qua cho hay.
Tàu sân bay Shri Lang của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đă xác định rằng hải quân là một ưu tiên trong chương tŕnh hiện đại hóa quốc pḥng của Trung Quốc, và các tàu sân bay sẽ là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của sức mạnh quốc pḥng đang lên của nước này.
Trung Quốc đang đẩy mạnh chi tiếu cho quốc pḥng giữa lúc Mỹ cân nhắc cắt giảm ngân sách quốc pḥng, mặc dù Washington vẫn vượt xa Bắc Kinh về chi tiêu dành cho an ninh và vượt trội hơn hẳn về công nghệ.
“Hai tàu sân bay đang được chế tạo tại xưởng đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải”, Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên có liên quan tới ban lănh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă xác nhận sự tồn tại của một tàu sân bay - một con tàu của Liên Xô cũ vốn được mua từ Ukraine năm 1998.
Các nguồn tin trước đó cho biết tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, tên gọi Shi Lang, được nâng cấp tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, phía đông bắc đất nước.
Hôm qua, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho hay tàu Shi Lang sẽ “được sử dụng vào các mục đích nghiên cứu và huấn luyện”, trấn an các nước khác rằng Trung Quốc cam kết thực thi chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ.
Nhưng phát ngôn viên nói thêm rằng Shri Lang cũng có nghĩa vụ bảo vệ bờ biển và lănh hải rộng lớn của Trung Quốc.
Ông Cảnh không tiết lộ thời gian Shri Lang bắt đầu chạy thử, nhưng cho hay các phi công đang được huấn luyện để vận hành tàu.
Các nguồn tin có liên hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc và quân đội nước này cho hay con tàu dự kiến sẽ neo tại đảo Hải Nam ở miền nam, vốn nằm trên các tuyến đường biển thương mại ở Biển Đông.
Tàu sân bay Shri Lang sẽ làm gia tăng những lo ngại trong khu vực về chương tŕnh hiện đại hóa quốc pḥng và đẩy mạnh phát triển vũ khí của Trung Quốc. Chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc đang tăng nhanh và Bắc Kinh tiếp tục thử các thiết bị công nghệ cao mới, trong đó một chiến đấu cơ tàng h́nh.
“Các động thái tiếp theo của Trung Quốc cần được theo dơi chặt chẽ, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an toàn hàng hải ở châu Á”, ông Yoshihiko Yamada, giáo sư tại Đại học Tokai của Nhật Bản, nhận định.
Lầu Năm Góc giảm nhẹ chương tŕnh tàu sân bay của Trung Quốc
Lầu Năm Góc đă từ chối b́nh luận về thông tin nói rằng Trung Quốc đang phát triển 2 tàu sân bay, nhưng lưu ư rằng Trung Quốc đă công khai thừa nhận sự tồn tại của một tàu và ư định chế tạo thêm các tàu khác.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Dave Lapan, dự đoán rằng chương tŕnh tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không có bước nhảy vọt tức th́ nào.
Các quan chức Mỹ đă chỉ ra một đánh giá t́nh báo của Hải quân Mỹ nói rằng khả năng và sự thành thạo của Trung Quốc về tàu sân bay sẽ vẫn “rất hạn chế” đến năm 2020.
Một quan chức t́nh báo hàng đầu của Hải quân Mỹ nói với các phóng viên hồi đầu nay rằng ông tin Trung Quốc muốn bắt đầu chế tạo nhiều tàu sân bay trong 10 năm tới, với mục tiêu trở thành một cường quốc hải quân toàn cầu vào năm 2050.
Nhưng quan chức trên cũng nói, Hải quân Trung Quốc sẽ mất nhiều năm để học cách sử dụng tàu và đạt được sự tinh thông cần thiết để sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia châu Á thứ 3 sở hữu một tàu sân bay, sau Ấn độ và Thái Lan, nhưng con tàu cần thời gian trước khi nó có thể rẽ sóng trong vùng biển châu Á, vốn phần lớn do Hải quân Mỹ thống trị kể từ Thế chiến II.
“Phải mất một thời gian dài trước khi Trung Quốc phát triển khả năng hoàn chỉnh về tàu sân bay, sẽ mất một thời gian dài để huấn luyện các thủy thủ… Trung Quốc có thể phải mất một thập niên mới sở hữu năng lực về tàu sân bay”, ông Tim Huxley, giám đốc phân tích quân sự và quốc pḥng tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Singapore, nhận định.
An B́nh
Theo Reuters