Cuối tháng Sáu vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thực hiện ṿng công du châu Âu tới ba nước Hungari, Đức và Anh với mục tiêu tăng cường sự hiện diện về kinh tế tại cựu lục địa. Chuyến đi của lănh đạo chính phủ Trung Quốc được các nước châu Âu đón nhận với tâm trạng vừa hồ hởi, vừa có vẻ dè chừng lẫn lộn.
Ủy viên thương mại Châu Âu Karel De Gucht phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, 14/7/2011./REUTERS/Jason Lee
Vào đúng thời điểm khó khăn, châu Âu đang vất vả chống chọi với cuộc khủng hỏang nợ công, Trung Quốc trong tư thế ngạo nghễ của một « tay nhà giàu mới nổi » như mang đến cho lục địa già luồng sinh khí mới qua nhiều hợp đồng thưong mại béo bở trị giá hàng chục tỷ euro đă được kư với Đức và Anh. Đối với nước nghèo Hungari th́ Bắc Kinh đă tung ngay « chiếc phao cứu sinh » trước bằng cách mua lại nợ của nước này. Không rơ khoản nợ này là bao nhiêu, nhưng chỉ biết rằng ngay sau đó lănh đạo chính phủ Hungari đă hoan hỉ tuyên bố rằng : đất nước ông trong thời gian tới sẽ không phải đau đầu v́ chuyện tiền nong nữa.
Về phần ḿnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định "Khủng hoảng nợ của châu Âu đang lan rộng. Niềm tin là thứ quan trọng hơn tiền và vàng. Bây giờ, trong cơn khủng hoảng nợ, chúng tôi mang đến niềm tin cho châu Âu". Nhưng ai cũng có thể hiểu ngay niềm tin đối với châu Âu lúc này chẳng phải là cái ǵ trừu tượng mà chính là những bản hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la mà Bắc Kinh ch́a ra cho các nước châu Âu. Đây là điều mà Trung Quốc đă làm với nhiều nước Nam Âu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Nhưng liệu sự hào phóng này của có phải bắt nguồn từ thiện chí của Bắc Kinh muốn "củng cố và phát triển các mối quan hệ nhiều mặt" với các quốc gia châu Âu như thủ tướng Ôn Gia Bảo đă lặp lại nhiều lần trong chuyến đi vừa qua ? Ngoài ra dư luận châu Âu cũng đặt ra không ít câu hỏi như, phải chăng cường quốc kinh tế châu Á mới nổi lên này đang khai thác thời điểm khó khăn của châu Âu để bành trướng ảnh hưởng của ḿnh ? Liệu sau châu Phi, Nam Mỹ, châu Âu rồi sẽ cũng lại rơi vào ṿng lệ thuộc kinh tế của Trung Quốc ? Với cứ như cái đà này th́ trong tương lai điều ǵ sẽ xảy ra, khi Trung Quốc « mua đứt » cả châu Âu ?
Không dễ ǵ Trung Quốc làm được điều đó, nhưng những câu hỏi mang nặng sự hồ nghi lo ngại này cũng không phải hoàn toàn vô cớ, khi mà mọi người đều biết rằng trong chiến lược bành trướng ảnh hưởng trên toàn thế giới, cũng như tất cả các cường quốc khác, Trung Quốc không bao giờ ch́a bàn tay ra giúp ai mà không kèm theo điều kiện. Để hiểu rơ thêm vấn đề RFI đă phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Tài chính Nguyễn Phúc Liên (Genève).
[I][RIGHT]THEO RFI[/R