Nước Mỹ Đi Về Đâu? - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-18-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Nước Mỹ Đi Về Đâu?

Nước Mỹ Đi Về Đâu?

Vũ Linh

...TT Obama là tổng thống tạo phân hóa lớn nhất lịch sử Mỹ...


Giờ này đây, cả nước đang bị hớp hồn bởi cuộc tranh căi công nợ và nhất là việc điểm tín dụng bị hạ.

Cuộc tranh căi công nợ, đúng như TT Obama nói, chung quy chỉ là một cuộc khủng hoảng tiền chế (manufactured crisis) do nhu cầu chính trị chứ chẳng có thực. Cho dù mức công nợ không được tăng đầu tháng Tám th́ vẫn chẳng có chuyện nước Mỹ vỡ nợ, và chắc chắn mấy người già cũng vẫn nhận được tiền già như thường.

Dù vậy, cuộc tranh căi đă gây hậu quả có thể nói là đại họa cho kinh tế Mỹ và thế giới. Và nó đưa ra ánh sáng thật không thể rơ ràng hơn hai vấn đề lớn nhất của nước Mỹ hiện nay. Cũng là hai lư do mà điểm tín dụng của Mỹ bị hạ thấp.

Theo công ty Standard & Poors (S&P), điểm tín dụng của Mỹ đă bị hạ v́ hai lư do:

- Thứ nhất, nước Mỹ cần cắt giảm tối thiểu 4.000 tỷ chi tiêu trong 10 năm tới và cải cách toàn diện tổ chức an sinh xă hội, kể cả cắt bớt các trợ cấp (entitlements) quá lớn. Trong khi đó, luật mới ban hành chỉ cắt chi tiêu có một nửa số cần thiết, mà không dám đụng đến an sinh xă hội. Nôm na ra, S&P nhận định nước Mỹ đang sống trong nhung lụa ảo tưởng, quá túi tiền của ḿnh. Ở nhà lớn quá, đi xe sang quá, ăn nhậu nhiều quá, mua sắm nhiều quá, … Nhà Nước th́ tung tiền bất kể ngày mai, trợ cấp phân phát tứ tung. Toàn bằng tiền nợ. Trong khi mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn Phi Châu, thất nghiệp cao hơn Âu Châu.

- Thứ nh́, bế tắc chính trị đă làm tê liệt chính quyền. Đại họa lớn như vậy mà các chính khách vẫn như c̣n trên mây, căi nhau chí chóe, không người nào nghĩ đến quyền lợi chung của cả nước mà chỉ nghĩ đến quyền lợi phe đảng và cuộc bầu cử năm tới. S&P cho rằng việc thành lập một “siêu” ủy ban lưỡng đảng để đề nghị biện pháp cắt giảm cụ thể chỉ là chuyện bán cái câu giờ, và trên thực tế ủy ban này sẽ là đấu trường để hai bên tiếp tục đấm đá. Và đa số dân chúng cũng hùa theo bên này bên kia, càng ngày càng phân hoá xă hội Mỹ.

Phe Cộng Ḥa vỗ tay hoan hô lư do đầu tiên v́ đúng ư. Phe Dân Chủ vỗ tay hoan hô lư do thứ nh́ v́ có thể đổ lỗi cho Cộng Ḥa ngoan cố, bất hợp tác. S&P thỏa măn v́ có vẻ như công bằng.

Thông điệp của S&P rất rơ ràng: nước Mỹ đang trực diện đại họa với cách vung tay xài tiền và nợ nần chồng chất hiện nay, trong khi các chính khách vẫn không nh́n thấy ǵ. Đă đến lúc phải gióng tiếng chuông cảnh tỉnh.

Công bằng mà nói, S&P đă ngủ gật mấy thập niên qua nên không nh́n thấy bong bóng gia cư và đại họa nợ dưới tiêu chuẩn, cho đến vài ngày trước khi các ngân hàng phá sản hàng loạt cuối năm 2008. Bây giờ dường như hơi hấp tấp hạ điểm để gỡ tội.

Dù sao th́ tiếng chuông S&P đă rúng động thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử 70 năm thẩm định tín dụng, đại cường Cờ Hoa bị hạ điểm. Trung Cộng lập tức lên tiếng đả kích Mỹ là bắt cả thế giới làm con tin cho những tranh chấp chính trị nội bộ, trong khi thế giới đang giữ hàng ngàn tỷ công khố phiếu Mỹ. Thủ Tướng Nga Putin nhận định Mỹ là kư sinh trùng (parasite) cho kinh tế cả thế giới. Các nhà lănh đạo Pháp, Anh và Đức gián đoạn nghỉ hè để họp khẩn cấp cứu xét hậu quả. Thị trường chứng khoán rớt như diều đứt giây toàn diện khắp thế giới.

Điểm tín dụng bị hạ nghĩa là rủi ro cao hơn, phải tăng lăi suất trên mọi loại nợ để bù đắp. Tiền lăi trên gần 17.000 tỷ nợ của Nhà Nước sẽ tăng, cũng như tiền lăi mọi loại nợ của dân chúng như nợ mua nhà, mua xe, thẻ tín dụng, nợ tiền học, tiền nhà thương, nợ kinh doanh,… Lăi suất của các chính quyền tiểu bang, thành phố cũng sẽ tăng trong khi đang vật lộn với thâm thủng ngân sách địa phương. Sẽ không ngạc nhiên nếu hàng loạt giáo viên, công chức, cảnh sát, … sẽ mất việc trong những ngày tháng tới.

Chúng ta đang chứng kiến một đại họa dài hạn.

Nhưng lạ lùng thay, người mang trách nhiệm lớn nhất lại b́nh chân như vại. Sau khi có được một thỏa hiệp có hiệu lực đến sau ngày bầu cử năm tới, th́ TT Obama ung dung lo đi kiếm một tỷ tranh cử. Rồi đi tắm biển với vợ con 10 ngày tại Martha’s Vineyard, băi biển ở Massachussetts.

Thị trường chứng khoán rớt cả ngàn điểm, S&P hạ điểm tín dụng, tất cả chẳng có ǵ làm TT Obama thay đổi được chương tŕnh gây quỹ và nghỉ hè. Ông chỉ gián đoạn chương tŕnh vận động có nửa tiếng để lên truyền h́nh đọc diễn văn trấn an dư luận. Ngày thứ hai 8/8, Dow Jones mở chợ rớt khoảng 300 điểm, khựng tại đó nguyên buổi sáng chờ diễn văn của tổng thống. Đến trưa, TT Obama lên truyền h́nh. Sau bài diễn văn, đến cuối ngày rớt gần 650 điểm. Nói như nhà báo cấp tiến Dana Milbank viết trên báo phe ta Washington Post, có lẽ TT Obama không nói ǵ th́ tốt hơn.

Bài diễn văn kéo Dow Jones xuống thêm chỉ v́ các nhà đầu tư đă thấy tổng thống chỉ có một lời giải thích “thị trường có lên có xuống”, rồi hứa hẹn sẽ có giải pháp, tức là bây giờ chưa có giải pháp. Thị trường lên xuống năm chục điểm một ngày là chuyện b́nh thường, năm trăm điểm một ngày là khủng hoảng. Mà khủng hoảng th́ phải có biện pháp đối phó ngay chứ không thể hứa hẹn, rồi đi nghỉ hè.

Nhiệt độ trong con người “có lên có xuống” 36-37 độ là chuyện b́nh thường, lên tới 42-43 độ là phải đi bác sĩ. Không may gặp bác sĩ mắc đi tắm biển với vợ con, hẹn tuần sau đến gặp, th́ tốt nhất là… kiếm bác sĩ khác.

Quân sư David Axelrod cũng lên tiếng. Dĩ nhiên, ông khẳng định việc hạ điểm là lỗi của Phong Trào Tea Party và phe Cộng Hoà v́ họ chống lại việc tăng thuế nhà giàu. Lời phán của quân sư mau mắn được phe ta lập lại như kinh nhật tụng.

Trước hết, S&P hạ điểm v́ muốn Nhà Nước cắt chi tiêu nhiều hơn nữa, đúng với quan điểm của Phong Trào Tea Party. Về chuyện thuế, S&P nhận định nếu không thể cắt chi tiêu, th́ phải cứu xét việc tăng thuế như là một trong những giải pháp để cân bằng ngân sách lại. Nói S&P hạ điểm v́ “Tea Party và Cộng Ḥa chống tăng thuế nhà giàu” là thiếu thành thật.

Sau đó là chuyện đổ thừa. Trước đây là lỗi của Bush, của máy rút tiền ATM, của đối lập Cộng Ḥa, rồi đến sóng thần bên Nhật và đảo chánh bên Ai Cập (hai lư do được phát ngôn viên Jay Carney viện dẫn khi Dow Jones rớt hơn 500 điểm ngày 4 tháng 8 vừa qua!). Bây giờ là tại v́ S&P cộng trừ sai, rồi đến Tea Party không cho tăng thuế. Mai mốt kinh tế vẫn chưa khá là tại v́ động đất ở Kenya, núi lửa tại Nam Mỹ, nguyệt thực, sao chổi, v.v… Thành công chuyện ǵ, ví dụ như giết được Bin Laden, th́ là nhờ sự lănh đạo cực kỳ sáng suốt của tổng thống, nhưng mỗi lần có chuyện không ổn th́ lại là lỗi của… bốn phương tám hướng, không bao giờ tổng thống nhận trách nhiệm.

Đó có phải cung cách của người lănh đạo hay không, mỗi người đều có quyền có ư kiến riêng.

Nói cho cùng, cuộc khủng hoảng hiện nay là một thứ con đẻ muộn của những sai lầm kinh tế chồng chất từ gần bốn thập niên qua, từ Mỹ đến Âu Châu. Nói TT Obama là thủ phạm tạo ra khủng hoảng 2011 này cũng chỉ là nói chuyện vớ vẩn giống như nói TT Bush tạo ra khủng hoảng 2008. Cũng không ai tin TT Obama là Hoa Đà có phép lạ chữa ung thư trong ba ngày. Nhưng dựa vào lời hứa long trọng của ông, người ta hy vọng là t́nh h́nh sẽ ngày một khả quan. Ngày nay, t́nh trạng chẳng những không khả quan mà c̣n y hệt hồi cuối năm 2008 khi Dow Jones tăng sụt mấy trăm điểm một ngày. Chưa nói đến chuyện điểm tín dụng bị hạ trong khi tỷ lệ thất nghiệp th́ không. Ba năm sau mà t́nh h́nh tồi tệ hơn th́ chỉ có một lư do: tổng thống không có khả năng, bất kể đổ thừa cách nào cũng vậy.

Đúng như S&P nhận xét, nước Mỹ đang trực diện đại họa kinh tế khi số công nợ và thâm thủng ngân sách leo lên những mức vô tiền khoáng hậu, trong khi chính trị th́ đang ở trong t́nh trạng phân hoá như chưa bao giờ thấy trong lịch sử hơn hai trăm năm của nước Mỹ. Cộng Ḥa và Dân Chủ, bảo thủ và cấp tiến, v.v… chưa bao giờ các khối này đánh nhau hăng và chửi rủa nhau mạnh như bây giờ.

Nhiều người bất b́nh v́ những chống đối từ phía Cộng Ḥa và bảo thủ họ cho là quá đáng đối với TT Obama. Những người này quên những đả kích trước đây chống TT Bush từ phiá Dân Chủ, cấp tiến và truyền thông c̣n mạnh gấp trăm, cho đến giờ vẫn chưa hết. Ngay cả một số độc giả Việt Báo đến giờ này vẫn c̣n bị Bush ám ảnh. Chống đối là một thứ thể thao trong chính trị Mỹ. Không chấp nhận được th́ đừng dính dáng vào chính trị.

Nhiều tờ báo loan thành tin tức việc một nhân vật Dân Chủ đả kích một nhân vật bên Cộng Hoà dám nói là những người ăn "welfare" giống như con "racoon". Nhưng hoàn toàn không nhắc đến việc các nhân vật Dân Chủ, từ Phó Tổng thống Joe Biden trở xuống, đă chửi phong trào Tea Party là "khủng bố", là "Hezbollah" - lực lượng quá khích bị bộ Ngoại giao Mỹ xếp vào loại khủng bố! B́nh luận mà làm như tin tức là thế!

Trong những năm 2007-2008, ứng viên Barack Obama tranh cử tổng thống. Chiêu bài chính của ông là đại đoàn kết dân tộc. Ông tuyên bố “Không có một nước Mỹ đỏ, không có một nước Mỹ xanh, chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Ông mạnh mẽ đả kích TT Bush đă không có khả năng lănh đạo, v́ không t́m ra được đồng thuận để đoàn kết dân Mỹ, mà chỉ phân hoá nước Mỹ thôi. Ông hứa sẽ thay đổi không khí chính trị ô nhiễm của Hoa Thịnh Đốn với khẩu hiệu “Thay Đổi Mà Chúng Ta Có Thể Tin Được”.

Gần ba năm sau, tất cả các chuyên gia chính trị Mỹ đều nh́n nhận TT Obama là tổng thống tạo phân hóa lớn nhất lịch sử Mỹ (the most polarizing President), hơn xa cả ông tổng thống cao bồi Bush. Người ta có thể chỉ trích tính cực đoan của Phong Trào Tea Party, cũng như đả kích thái độ cứng rắn của khối Cộng Ḥa trong quốc hội, nhưng muốn có thái độ nghiêm chỉnh hơn th́ có lẽ phải t́m hiểu tại sao lại có sự chống đối mạnh mẽ như vậy.

Tại sao Tea Party không thành h́nh thời TT Clinton hay ngay cả dưới thời TT Carter? Câu trả lời là thái độ của chính TT Obama ngay từ đầu đối với đối lập.

Vài ngày sau khi ông nhậm chức, lănh tụ khối thiểu số Cộng Ḥa Eric Cantor đến Ṭa Bạch Ốc kêu gọi TT Obama cứu xét ư kiến của Cộng Hoà th́ TT Obama trả lời “Bầu cử phải có hậu quả. Eric, chúng tôi thắng rồi!” (Elections have consequences. Eric, we won!)

Nói trắng ra, được làm vua.

Và ông quả đă làm vua thật: cho thông qua ba bộ luật vĩ đại về y tế, kích cầu kinh tế, và tài chánh mà không cần chút hậu thuẫn nào của đối lập Cộng Ḥa. Hiển nhiên thái độ phớt lờ đối lập như vậy không thể nào là một nhịp cầu đại đoàn kết dân tộc như ông hô hào. Chỉ có thể gây sợ hăi lớn và bất măn mạnh trong khối đối lập. Và đó chính là lư do giải thích sự ra đời của Phong Trào Tea Party và thái độ cứng rắn của Cộng Ḥa. V́ đúng như TT Obama đă nói, bầu cử có hậu quả. Thêm 86 dân biểu Cộng Hoà bước vào Hạ Viện qua kỳ bầu cử vừa rồi. Họ muốn có tiếng nói v́ họ có trách nhiệm với cử tri của họ.

Qua việc liên tục đả kích “triệu phú và tỷ phú”, ‘tư bản dầu hỏa”, “tài phiệt Wall Street”, TT Obama muốn kích động lại cuộc đấu tranh giai cấp, cho dù dân Mỹ đă trưởng thành qua khỏi mức này từ lâu rồi. Đấu tranh giai cấp chống nhà giàu, chống tư bản bóc lột, may ra chỉ c̣n tiếng vang trong một thiểu số rất nhỏ những người vẫn c̣n sống trong chiến tranh lạnh của thế hệ trước, vẫn c̣n nghe văng vẳng bên tai những khẩu hiệu tuyên truyền rẻ tiền của cộng sản rồi lập lại và gọi đó là yêu cầu công bằng xă hội.



Trong t́nh trạng khủng hoảng kinh tế cũng như khủng hoảng niềm tin hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần một người biết hàn gắn và lănh đạo. Tiếc thay, TT Obama không hành xử như một vị lănh đạo tối cao của cả nước như ông đă hứa hẹn. Thay v́ đứng trên cuộc tranh chấp giữa hai đảng, ông đă đứng hẳn về một phía.

Trong gia đ́nh, khi mấy đứa con đánh nhau, th́ ông bố (cứ tạm coi TT là ông bố đi) phải hành xử như bố, giải quyết một cách không thiên vị. Không giải quyết để tạo hoà b́nh lại được, th́ chính ông bố là người chịu trách nhiệm v́ đă không tề gia được, chứ không phải tại thằng con này hay thằng con kia, hay tại ông hàng xóm, tại gió, tại mưa…

“TT Obama hoàn toàn không đủ khả năng đảm nhận trách nhiệm của ông. Có lẽ tại trước khi tranh cử tổng thống, ông đă không có kinh nghiệm ǵ đáng kể, chưa bao giờ quản lư một doanh nghiệp hay một tiểu bang. Chỉ có một quá tŕnh dạy luật không có ǵ xuất sắc, chẳng viết một cuốn sách nào ngoại trừ tiểu sử của chính ḿnh [sau khi nhận tiền nghiên cứu về một đề tài liên quan đến sắc tộc! lời người viết bài này]

"Khi làm nghị sĩ tiểu bang Illinois th́ ông đă biểu quyết “hiện diện” 130 lần, cốt tránh lấy quyết định khó khăn. Nước Mỹ đang là con tin chẳng những của một đảng Cộng Ḥa cực đoan, mà cũng của một tổng thống hoặc là không có lập trường ǵ, hoặc sẵn sàng ôm lấy bất cứ lập trường nào giúp ông tái đắc cử.”

Nhận định trong ngoặc kép trên không phải là của kẻ viết này đâu. Không phải là của một tài phiệt tư bản bóc lột Cộng Hoà nào. Cũng không phải là của đài Fox News luôn. Đó là của giáo sư cấp tiến Drew Westen, viết về cựu thần tượng của ḿnh trên báo cấp tiến New York Times, ngày 8/8 vừa qua. Ai nói trí thức là tri thức? Phải mất hơn hai năm rưỡi ông giáo sư tâm lư học mới nh́n ra được một chút sự thật về con người TT Obama. Tuy rằng vẫn c̣n hơn rất nhiều người đến giờ này vẫn chưa… qua cơn mê.

Với TT Obama, một khái niệm mới vừa thành h́nh và trở thành mô thức thời thượng: lănh đạo từ phía sau (“leading from behind”, nguyên văn danh từ của một cố vấn Ṭa Bạch Ốc). Nước Mỹ đang đi vào vùng biển động mạnh, mà thuyền trưởng chọn vị thế “lănh đạo từ phía sau”. Con tàu sẽ đi về đâu? (14-8-11)

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	13
Size:	5.8 KB
ID:	310300
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.13471 seconds with 14 queries