Bùi Văn Phú
Nhiều loại nước mắm trong các siêu thị ở Mỹ tuy mang thương hiệu Việt nhưng không là sản phẩm của Việt Nam
Cách đây hơn năm, tôi đi mua giường và chọn được một giường gỗ hai tầng đẹp, chắc và giá cũng phải chăng. Giá giường với một nệm tất cả chỉ 400 đô-la, kể cả tiền công giao hàng đến nhà và lấy nệm cũ vất đi. Theo tôi giá đó rất mềm. Chiếc giường mua từ một cửa hàng ở Oakland do người Việt làm chủ, sau khi đă đi ḷng ṿng qua mấy tiệm khác để xem các mặt hàng cùng loại sản xuất từ Mexico hay China nhưng không vừa ư cho đến khi gặp hàng Việt.
Đồ gỗ của Việt Nam đang bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường Hoa Kỳ. Một gia đ́nh bạn cũng vừa mua bộ bàn ăn lớn với 8 ghế thanh lịch bằng gỗ trông như mun, không phải kiểu bàn ghế trạm trổ hay khảm xà cừ rườm rà, kém mỹ thuật được đă nhập vào Mỹ trong nhiều năm trước đây. Bạn cũng mua từ cửa tiệm người Việt. Trả tiền xong hai hôm sau hàng giao đến nhà. Mười năm trước, gia đ́nh tôi sắm bàn ghế, giường tủ mới, mua hàng hiệu Levitz đóng ở China hay Mexico. Đặt mua, chờ có đến hai tháng sau đồ đạc mới được giao đến nhà.
Ngày nay đi mua sắm ở California, và có thể ở nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ, sẽ thường gặp nhiều mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, từ quần áo, thức ăn cho đến bàn ghế, chén bát, giường tủ, chậu trồng hoa. Có loại là sản phẩm Việt – Product of Vietnam; có loại do các công ty nước ngoài đầu tư và được sản xuất ra ở đó – Made in Vietnam.
Mười sáu năm sau khi bang giao nối kết và 10 năm từ khi hai nước kí hiệp ước thương mại song phương, ngày nay hàng Việt đă vào thị trường Mỹ khá nhiều. Theo số liệu thương mại do Việt Nam đưa ra, tính trong bảy tháng đầu năm nay Việt Nam đă xuất khẩu qua Mỹ gần 10 tỉ Mỹ-kim, trong khi nhập từ Hoa Kỳ 2 tỉ 500 triệu. So với cùng thời gian năm ngoái số lượng giao thương hàng hoá giữa hai nước tăng khoảng 20%.
Những cửa hàng, siêu thị quen thuộc ở Mỹ bây giờ có nhiều hàng Việt. Tôm trong Costco là loại lớn, ngon, giá cũng vừa, 9 đô 99 xu một cân Anh (453 gam). Đồ sành, sứ trong đó rẻ hơn hàng China. Tiệm IKEA có bát đĩa, chậu trồng hoa, đèn băo nhỏ sản xuất từ quê nhà cũng là những thứ tôi thích mua về dùng.
Quần áo, giầy dép trong Macy’s, Target giá cũng tương đương với cùng loại mặt hàng sản xuất từ các nước như Bangladesh, India, Indonesia hay Cambodia.
Riêng thức ăn, hải sản th́ các siêu thị Safeway, Albertsons, Von’s hay Sam’s Club chưa có nhiều mà chỉ tràn ngập siêu thị Á châu. Đủ các loại cá như cá hẹ, cá lóc, chỉ vàng, ba sa, tôm, mực. Ở San Jose nhiều tiệm c̣n bán cá rô, cá sặc, nhộng, ốc xoắn, ốc bươu. Gia đ́nh tôi thích món canh chua và cá kho tộ nên đă có dịp ăn cá ba sa, so ra thịt cá dai và thơm hơn cá bông lau nuôi ở Mỹ. Có món cá lóc nấu canh cải xanh với th́ là, thịt cá bở nên gia đ́nh chỉ ăn một lần thôi. Cá sặc, cá cơm, chỉ vàng, cá rô đông lạnh không quen ăn nên tôi chưa thử.
Quần áo thương hiệu Merona có nhiều mặt hàng sản xuất từ Việt Nam
Tôm Việt Nam ngon, nhưng giá cao hơn tôm nhập vào Mỹ từ India, Malaysia hay Ecuador v́ thế đứng trước tủ hải sản khách hàng có sự lựa chọn. Tôm bóc vỏ sẵn, đông lạnh nên thịt không được ngọt và dai. Tôi đă thử món ốc đông lạnh, dai như dây thun và không c̣n chút hương vị như đă được thưởng thức ở quê nhà.
Các loại bún khô th́ hàng China được chuộng hơn. C̣n bánh phở thường dùng loại sản xuất tại Mỹ. Nhà tôi nấu ḿ quảng dùng bánh phở khô trong hộp giấy sản xuất từ China. Gần đây có loại ḿ quảng khô từ Việt Nam nhưng chưa thử nên không biết ngon dở ra sao. Một món hàng bột gạo thông dụng khác là bánh tráng cuốn trước đây Thái Lan chiếm lĩnh thị trường, nay Việt Nam sản xuất mang thương hiệu Three Ladies – Ba cô gái, nhưng không phải bắc, trung, nam mà là Việt, Miên, Lào – rất tới cho những bữa ăn cuốn với thịt heo hay ḅ nhúng giấm. Gạo Việt Nam cách đây vài năm đă được bán thử tại Mỹ nhưng nay không c̣n thấy nữa quanh vùng San Francisco. Có lẽ phẩm chất chưa đạt nên không cạnh tranh được với Thái Lan.
Bia 333, cà-phê Trung Nguyên hay các loại hoa quả cũng chưa đem được thương hiệu Việt Nam đến với người tiêu dùng.
Sang hàng nước mắm mới thấy những khó khăn của các nhà biến chế nước mắm ở quê nhà. Những đợt người Việt đến Mỹ từ năm 1975 phải ăn nước mắm Thái Lan đă đành, ngày nay với quan hệ thương mại Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển, nhiều mặt hàng Việt đă ồ ạt vào thị trường Mỹ nhưng tôi chưa t́m được một chai nước mắm nào là sản phẩm của Việt Nam: “Product of Vietnam”. Nước mắm ở Mỹ, dù có thương hiệu “Phú Quốc” hay “Phan Thiết” cũng đều ghi trên bao b́ là sản phẩm Thái Lan và được chế biến từ Hồng Kông. Một người làm thương mại trong vùng San Francisco nói với tôi rằng tuy trên thương hiệu ghi nơi sản xuất như thế nhưng xuất xứ nước mắm đó là từ Việt Nam. Các công ty ở Thái Lan và Hồng Kông mua nước mắm sản xuất tại Việt Nam, về đóng chai dán bao b́ rồi nhập vào Hoa Kỳ. Không biết có đúng không?
Những mặt hàng thuộc loại nông, hải sản và đồ may mặc sản xuất tại quê nhà ngày càng được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài giúp kinh tế phát triển. Nhưng để tiến nhanh hơn nữa Việt Nam cần có những kế hoạch mũi nhọn khác hơn như máy điện tử, xe hơi.
Đầu thập niên 1980 Hoa Kỳ cho nhập vào thị trường hai loại xe. Hyundai từ Nam Hàn và Yugo từ Nam Tư, một nước theo mô h́nh kinh tế thị trường và một nước theo xă hội chủ nghĩa. Giá mỗi xe lúc đó chỉ 7 hay 8 ngh́n đô-la. Ba mươi năm sau, mức phát triển của tập đoàn Hyundai không thua ǵ các công ti chế tạo xe hơi của Nhật như Honda hay Toyota và nay đang chiếm một phần thị trường ở Mỹ. C̣n Yugo đă biến mất sau vài năm v́ phẩm chất không tăng.
Việt Nam không biết có học được những bài học như thế để có những sản phẩm cao cấp mang tính đột phá giúp cho nền kinh tế mau bay bổng lên được.
(ảnh trong bài của tác giả)