Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn thế giới sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam đối mặt với khó khăn trong ṿng ba năm tới.
Theo số liệu của Pḥng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ 60% doanh nghiệp đăng kư hợp pháp đang hoạt động thực sự, tương đương 360.000 – 370.000 trong tổng số 580.000 doanh nghiệp cả nước.
Như vậy khoảng 40% số doanh nghiệp có thể đă phá sản hoặc tạm ngừng sản xuất do suy thoái kinh tế. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng nghiên cứu quản lư Trung ương, cho rằng, lạm phát, lăi suất cao, sức mua giảm... không phải là những vấn đề mới, nhưng tác động của nó vẫn âm ỉ và c̣n kéo dài trong những tháng tới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Liên kết để huy động vốn, tạo sức mạnh vượt khó là giải pháp được các chuyên gia gợi ư cho doanh nghiệp. Ảnh: Đ.Ngọc.
Ông Văn Hữu Thiết, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng, cũng nhận định, doanh nghiệp đă và đang gặp rất nhiều khó khăn do không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Lăi suất vay quá cao, cộng với chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh đă làm nhiều dự án phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, nhiều dự án bị đ́nh hoăn và doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, nếu Chính phủ không có các giải pháp cải cách mạnh hơn th́ trong ṿng ba năm tới, nền kinh tế vẫn tiếp tục ảm đạm. Ông Doanh dẫn chứng, năm 2011 và những năm tiếp theo, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào “vùng nguy hiểm” và thậm chí suy thoái bởi khủng hoảng đang tiếp tục lan mạnh ra nhiều nước và khu vực như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Trung Đông…. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thể giới, kinh tế Việt Nam cũng khó thoát khỏi “vùng nguy hiểm” và tăng trưởng sẽ giảm dần, đối mặt với nhiều mất cân đối.
Cùng chung nhận định, ông Trần Tô Tử, nguyên thành viên ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng, sau “liều thuốc” kích thích của Chính phủ, nền kinh tế lại lâm vào t́nh trạng tái lạm phát cao và tăng trưởng thấp, bất ổn vĩ mô gia tăng. Lo ngại hơn nữa là những cảnh báo về một đợt suy thoái kép bên ngoài có thể lại diễn ra. Mô h́nh tăng trưởng của Việt Nam lâu nay dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phụ thuộc xuất khẩu... đă trở thành con dao hăi lưỡi. Chúng ta định hướng là một nước xuất khẩu mạnh nhưng lại rơi vào cảnh nhập siêu triền miền, thu hút FDI với lượng vốn khổng lồ nhưng khả năng hấp thụ lại quá hạn chế, và càng hội nhập sâu trong WTO, nền kinh tế càng bị tổn thương bởi việc cắt bỏ hàng rào thuế quan trong khi năng lực sản xuất trong nước kém.
Hướng đi cho doanh nghiệp , theo TS Lê Đăng Doanh, cần cơ cấu lại và cải cách mạnh mẽ, phải phân tích được mặt mạnh, yếu, cơ hội, thách thức. Trên cơ sở đó, rút ra được ḿnh có thể liên kết được đối tác nào để huy động vốn hiệu quả. Chính phủ cần có tầm nh́n chiến lược chung để ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó các nhà hoạch định chính sách phải nắm bắt, lắng nghe những khó khăn của DN để đưa ra quyết sách đúng đắn và kịp thời.
4 giải pháp để cứu doanh nghiệp được ông Trần Tô Tử đưa ra: Liên kết giữa các doanh nghiệp ; thay đổi tư duy khép kín, tái cấu trúc, mở rộng thuê ngoài để thu hẹp quy mô, giảm chi phí đầu tư; xác định và kiểm soát khả năng rủi ro từ xa thay v́ sợ rủi ro; đào tạo, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đoàn Nguyên
DV