Chợ dắt mối kết hôn ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất của Trung Quốc, nhộn nhịp hơn cả một khu chợ trời song tỷ lệ thành công của nó c̣n tệ hơn nhiều một hội chợ việc làm.
"Trong suốt hai năm, mỗi cuối tuần tôi đều tới đây song tỷ lệ thành công ở đây rất thấp", một bà mẹ tuyệt vọng nói và lắc đầu. "Một số người tới đây trong suốt 4-5 năm liền nhưng không bao giờ t́m được người thích hợp".
"Con gái tôi tới Anh để học trong 7 năm", bà nói tiếp. "Khi nó về nước th́ đă quá muộn để nó t́m cho ḿnh một người bạn trai...nó nghĩ rằng thời gian ở Anh là rất đáng giá song với tôi không ǵ quan trọng bằng việc bắt đầu một gia đ́nh".
"Chợ hôn nhân" ở Quảng trường Nhân dân hay c̣n gọi là "góc mai mối" như người dân địa phương vẫn hỏi là một nơi rất nổi danh ở Thượng Hải.
Mỗi thứ 7 và Chủ nhật, hàng trăm bậc cha mẹ tề tựu về đây, bất chấp thời tiết, giữ chặt từng tờ giấy có ảnh con ḿnh cùng vài ḍng chữ ngắn gọn - tuổi, chiều cao, học thức, công việc, lương, liệu có học ở nước ngoài không và liệu có căn hộ riêng không.
Nữ, sinh năm 1981, cao 1.62m, bằng cử nhân, giám đốc dự án tại một công ty nước ngoài, lương tháng trên 10.000 NDT, t́m người sinh từ năm 1974 tới 1982, bằng cấp tương đương hoặc cao hơn, có trách nhiệm với gia đ́nh.
Trong khi các bậc phụ huynh hăm hở nói chuyện với một nhà báo nước ngoài với hy vọng con ḿnh có thể có một cơ hội để t́m bạn đời ngoại quốc, nhưng không ai sẵn ḷng nêu tên thật hoặc đưa ảnh con ḿnh lên báo và hầu hết từ chối chụp h́nh.
"Con gái tôi không cho phép tôi tới đây, tôi lấy trộm một tấm ảnh của nó để đem tới chợ", một ông bố phiền muộn tiết lộ. Ông cụ này đă dắt mối cho cô con gái 29 tuổi của ḿnh hẹn ḥ với 12 chàng trai mà ông t́m được từ chợ hôn nhân. "Tuy nhiên, mọi việc chẳng đi tới đâu", ông nói và lắc đầu.
"Con trai tôi quá kén cá chọn canh", một người Thượng Hải nói. "Rất nhiều cô gái thích nó nhưng nó bỏ rất nhiều tiền đi học ở Stockholm trong 7 năm và vẫn chưa có nhà".
Dù tỷ lệ thành công tại chợ thấp song các bậc cha mẹ vẫn giữ hy vọng có thể t́m một người phù hợp cho con ḿnh. "Nếu tôi t́m được 1 cô gái phù hợp trong số 100 cô, tôi đă thành công", người cha Thượng Hải trong bức ảnh nói.
Tuy nhiên, một bà mẹ từ phía bắc Trung Quốc lại thấy vấn đề lớn theo một cách khác. "Các bậc cha mẹ thời hiện đại đ̣i hỏi cao với con cái họ. Những ǵ họ không đạt được th́ họ muốn điều đó ở con minh".
Cô con gái 28 tuổi của bà hiện là quản lư dự án tại một công ty nước ngoài nghĩ việc mẹ ḿnh tới chợ hôn nhân là việc đáng xấu hổ. "Tuy nhiên, theo cách nghĩ truyền thống th́ trai gái trưởng thành phải lập gia đ́nh", bà mẹ nói. "Nếu tôi chết mà con gái chưa lấy chồng, tôi không thể nhắm mắt".
Chợ môi giới hôn nhân rất đông các bậc cha mẹ lui tới
Trong khi các mô tả thân thế trung trung đều là những người trong độ tuổi 20 hoặc 30, nữ giới nhiều hơn nam, vẫn luôn có những người vượt trội hẳn lên. "Tôi đưa ra một quảng cáo đặc biệt v́ tôi không muốn nó lẫn vào đám đông", Zhang Wenjiang, chụp ảnh cạnh tấm biển ḿnh đă tốt nghiệp đại học.
Người đàn ông Thượng Hải góa vợ 73 tuổi này đều đặn tới chợ hôn nhân vào mỗi thứ 7 và Chủ nhật, ông nói, trước ông thường tới các trung tâm môi giới để t́m bạn mới song mục tiêu của những điểm này hầu hết là moi tiền hoa hồng của ông. "Việc lấy dũng cảm để tới đây là rất khó. Tôi từng có vợ. Bà ấy rất xinh đẹp nhưng đă qua đời. Tôi không c̣n thiếu thứ ǵ trong cuộc đời nữa, trừ một ai đó để nói chuyện vào buổi tối".
Trong khi nói chuyện với nhà báo, ông Zhang thấy hai phụ nữ nh́n vào tấm biển của ḿnh, ông vẫy và ra hiệu cho họ tới gần.
Người phụ nữ được nhà báo phỏng vấn năm nay 68 tuổi, cũng ở Thượng Hải. Đây là lần đầu tiên bà tới chợ. Hai người nói chuyện khoảng 10 phút và trao đổi số điện thoại.
Việc mai mối liệu có tác dụng không? Ban đầu chúng tôi sẽ nói chuyện như những người bạn rồi sẽ xem liệu có hợp với nhau không và sẽ xem xét tiếp, ông Zhang cho biết.
* Hoài Linh (Theo CNN)