- Với những tính năng hiện đại không thua kém những mẫu điện thoại di động tên tuổi đời mới tuy nhiên với giá siêu rẻ, hàng fake có xuất xứ Trung Quốc hiện đang tràn ngập trên thị trường tiêu thụ Việt Nam.
Chỉ cần lên trang t́m kiếm Google, gơ vào từ khóa "điện thoại fake", hoặc “điện thoại nhái” là người dùng sẽ nhận được vô số lời rao bán trên mạng. Mặt hàng fake cũng rất đa dạng, từ Nokia, Blackberry cho tới Apple. Hiển nhiên ḍng điện thoại nào hot nhất sẽ là tâm điểm của các sản phẩm nhái.
Search từ khoá “iPhone 4 fake” bạn sẽ nhận đến 78 triệu kết quả. Một con số quá lớn của các lời rao bán điện thoại qua mạng. C̣n trên trang vatgia.com, mức giá của mặt hàng nhái này của Apple rất đa dạng: từ là 800 ngàn cho đến những mặt hàng “siêu fake” lên đến 6 triệu đồng.
Điện thoại nhái có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn, số lượng khách hàng vẫn liên tục tăng, thậm chí nhiều trang website mua bán trực tuyến đă lập hẳn một chuyên mục “điện thoại fake, nhái”. Nhờ đó khách hàng có thể dễ dàng t́m những loại điện thoại cao cấp được rao với giá rất rẻ.
Mặc dù iPhone 5 chưa ra đời, nhưng cộng đồng mạng đă rất sôi động với sự xuất hiện của bản sao từ Trung Quốc. Trên nhiều trang báo mạng cũng đưa tin về “siêu phẩm nhái” đến từ Thâm Quyến này. Chiếc điện thoại này được đánh giá là có thiết kế gọn gàng, sắc nét. Hoạt động trên nền tảng Java, chơi được Mp3, hỗ trợ wifi, bộ nhớ trong 64 GB và giá bán cạnh tranh 108 USD, đây thực sự là một đối trọng với ḍng điện thoại chính hăng của Apple.
Cộng đồng mạng nói ǵ?
Khắp các diễn đàn tin học, topic “nên hay không nên mua điện thoại nhái” hay “phân vân về điện thoại fake” nhận được hàng trăm comment của các thành viên. Bạn Korac trên tinhte nhận xét: “Không nên mua làm ǵ. Toàn là ruột Trung Quốc rồi làm vỏ lại thôi. Vỏ của nó cũng là vỏ dỏm, xài 1 thời gian sẽ thấy sự khác biệt rơ ràng. Tầm tiền đó mua con dế nhiều chức năng hữu ích hơn".
C̣n thành viên kitisimo th́ đưa ra quan điểm không nên sử dụng điện thoại nhái v́ di động là đồ vật dùng lâu dài, mỗi khi có việc mà điện thoại lại “lăn đùng” ra th́ “có mà đi đời nhà ma”. Cùng quan điểm đó, nhiều bạn cũng treo khẩu hiệu “tránh xa fake”.
Mang nhiều tai tiếng như vậy nên giờ đây các cửa hàng bán điện thoại trên phố không c̣n nói là hàng nhái hay fake nữa, thay vào đó, họ gọi là "hàng xách tay". Mặc dù thực tế nếu là "hàng xách tay" đúng nghĩa th́ vẫn là hàng thật nhưng nằm trong diện buôn lậu, trốn thuế và không được hăng hỗ trợ.
Điện thoại nhái hay “hàng xách tay” hiện được nhiều người chấp nhận v́ thiết kế thời trang, khá tiện dụng, phù hợp với sở thích sưu tầm điện thoại "hàng hiệu" và túi tiền của khá nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn thận suy xét kỹ trước khi mua, tránh cảnh "tiền mất tật mang" v́ rất khó kiểm chứng được chất lượng của những loại điện thoại này.
David Lương
theo vnm