Là nhà lănh đạo lập dị và khó đoán nhất trên hành tinh, để lại dấu ấn riêng trên chính trường thế giới, Gadhafi kết thúc 42 năm cầm quyền ở Libya với một cái chết thảm.
Ông Moammar Gadhafi. Ảnh:
newsday.com. Gadhafi chào đời vào năm 1942 trong một gia đ́nh du mục nghèo thuộc bộ lạc Bedouin ở Sirte, một thành phố ven biển. Ông từng học địa lư tại Đại học Benghazi, nhưng sau đó từ bỏ để gia nhập quân đội.
Chàng sĩ quan đầy tham vọng trở thành người đứng đầu Libya ở tuổi 27 sau khi lănh đạo một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu để lật đổ vua Idris vào năm 1969. Gadhafi tự phong cho ông là “nhà lănh đạo anh em”, “người dẫn đường của cách mạng” và “người bảo vệ hơn 6 triệu dân Libya”. Gadhafi từng có nhiều lời phát biểu đặc biệt, chẳng hạn ông cho rằng ḿnh là "Vua của các vị vua châu Phi" hay là "lănh tụ của toàn thể người Hồi giáo".
Sau khi nắm quyền, Gadhafi đề ra một triết lư chính trị dựa trên những tư tưởng của châu Phi, thế giới Ảrập và những người chống chủ nghĩa tư bản. Những tư tưởng ấy được ông ḥa trộn với một số khía cạnh của đạo Hồi. Mặc dù Gadhafi cho phép tư nhân quản lư những công ty nhỏ, song chính phủ lại kiểm soát những doanh nghiệp lớn.
Cựu lănh đạo Libya ngưỡng mộ cố tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser. Chủ nghĩa dân tộc và xă hội của Nasser cũng là thứ mà ông tôn sùng. Với tư cách là thành viên chủ chốt trong Phong trào Không liên kết trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Gadhafi cố gắng điều chỉnh hệ thống chính trị của Libya để nó có thể trở nên ưu việt hơn cả chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa tư bản.
Gadhafi đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh kêu gọi thế giới Ả rập phản đối hiệp định ḥa b́nh giữa Ai Cập và Israel vào năm 1978.
Sau khi một số quốc gia Ảrập xa lánh Libya v́ quan điểm của Gadhafi đối với xung đột giữa Israel và Palestine, trọng tâm chính sách đối ngoại của ông chuyển từ thế giới Ảrập sang châu Phi.
Ông từng nảy ra ư tưởng thành lập “Hợp chủng quốc châu Phi” để toàn lục địa châu Phi dùng chung một đồng tiền, một quân đội và mỗi công dân có thể di chuyển tự do trên khắp lục địa.
Năm 1977, Gadhafi đổi tên nước thành Đại dân quốc Nhân dân Xă hội chủ nghĩa Ảrập Libya, đồng thời cho phép người dân bày tỏ quan điểm trong các đại hội nhân dân. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn coi chính quyền của ông là thể chế độc tài quân sự. Họ cáo buộc ông ḱm hăm xă hội dân sự và đàn áp không thương tiếc những người chống đối, theo
Al-Jazeera.
Mối quan hệ của Gadhafi với phần c̣n lại của thế giới có thể được mô tả bằng từ “thất thường”. Trong rất nhiều năm, phương Tây coi Gadhafi là người hạ đẳng. Giới lănh đạo phương Tây cáo buộc Gadhafi đứng đằng sau vụ đánh bom máy bay chở khách tại Lockerbie, Scotland khiến 270 người chết vào năm 1988. Đây có lẽ là sự kiện nổi tiếng và gây tranh căi nhất liên quan tới h́nh ảnh Gadhafi trên trường quốc tế. Trong suốt nhiều năm, ông từ chối trách nhiệm trong vụ đánh bom máy bay, dẫn đến việc Liên Hợp Quốc cấm vận Libya và nhiều nước phương Tây coi Libya là quốc gia không thân thiện. Nhưng vào năm 2003, vị đại tá thừa nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom Lockerbie và chấp nhận bồi thường cho thân nhân của các nạn nhân. Cũng trong năm đó khoảng cách giữa Libya với phương Tây được rút ngắn thêm sau khi Gadhafi tuyên bố từ bỏ toàn bộ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của ông.
T́nh h́nh đang diễn biến theo chiều hướng thuận lợi th́ tới tháng 9/2009, Gadhafi tới Mỹ lần đầu tiên để tham dự một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo dự kiến bài phát biểu của ông kéo dài 15 phút, nhưng cuối cùng ông nói hơn một giờ. Vị đại tá xé một bản sao Hiến chương Liên Hợp Quốc, nói Hội đồng Bảo an là một cơ quan khủng bố giống như Al-Qaeda, yêu cầu các nước đế quốc từng xâm lược châu Phi bồi thường 7,7 ngh́n tỷ USD cho các nước thuộc địa cũ.
Vào tháng hai năm nay, chỉ vài tuần sau khi các cuộc biểu t́nh nổ ra trên đường phố khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đă bùng lên từ phía đông của đất nước.
Mấy ngày sau, Gadhafi dùng quân đội để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền h́nh rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối trên mọi tấc đất, trong mọi ngôi nhà, trên mọi con đường. Ông ta gọi những người chống đối là "chuột" và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo giác. Bài phát biểu này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên một nấc thang cao hơn, khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn. Xung đột vũ trang nhanh chóng biến thành nội chiến và với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế do NATO chỉ huy, lực lượng chống đối dần chiếm thế thượng phong trên chiến trường.
Ngày 27/6, những hành động bắn giết dân thường của chính phủ Gadhafi được đưa lên Ṭa án H́nh sự Quốc tế. Sau đó cơ quan này ra lệnh bắt Gadhafi, một con trai của ông và người đứng đầu cơ quan t́nh báo quốc gia Libya v́ tội ác chống lại loài người.
Các thành phố quan trọng của Gadhafi lần lượt rơi vào tay quân nổi dậy. Sau khi thủ đô Tripoli thất thủ, Gadhafi chạy về thành phố Sirte, quê hương của ông. Trong bài phát biểu trước khi quân nổi dậy tiến vào Tripoli, ông cáo buộc t́nh báo phương Tây câu kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda để phá hoại Libya.
Vào ngày 20/10, phe nổi dậy tuyên bố giải phóng hoàn toàn thành phố Sirte và bắt được Gadhafi khi ông đang ẩn bên trong những cống thoát nước bằng bê tông. Vài giờ sau họ tuyên bố ông đă chết. Đoạn video về cái chết của ông được phát rộng răi trên toàn thế giới.
vnexpress