T́m ra gia đ́nh Thượng Sĩ Quân Y Phan Chược
Như Người Việt đă loan tin, trong khi khai quật thi hài của chuyến bay định mệnh có chở theo Chuẩn Tướng Điềm và Đại Tá Toàn tại ấp Lá Ngái, Quảng Ngăi, người ta c̣n t́m thấy hài cốt một phụ nữ và một em bé.
Thượng Sĩ Phan Chược và ba con c̣n sống trong ngày phục tang cho vợ và 4 con tử nạn. (H́nh gia đ́nh)
Theo lời của cựu Trung Tá Phi Công Lê Ngọc B́nh, người đă lái chiếc trực thăng này cho biết, Thượng Sĩ Phan Chược, y tá phi hành thuộc Phi Đoàn 257 của ông có gửi theo chuyến bay này người vợ và 4 đứa con nhỏ, nhưng có lẽ khi máy bay lâm nạn, xác ba em bé khác đă bị trôi giạt, chỉ c̣n người mẹ và một đứa con. Sau khi khai quật nấm mộ chung, những người này đă được gia đ́nh Chuẩn Tướng Điềm nhờ dân làng chôn cất lại tử tế tại chỗ.
Sau khi thông báo t́m gia đ́nh của ông Phan Chược trên chương tŕnh Huynh Đệ Chi Binh SBTN vào cuối tháng 10, 2011, chúng tôi đă liên lạc được với cô Phan Thanh Tuyền, cháu gọi ông Chược bằng bác, hiện cư ngụ tại Oregon. Theo lời cô cháu này, bác cô là ông Phan Chược (họ Phan, thay v́ Nguyễn theo trí nhớ của ông Lê Ngọc B́nh), có tất cả là bảy người con, bốn theo mẹ tử nạn trong chuyến bay đă nói ở trên, c̣n lại ba theo cha trong một chuyến trực thăng khác bay về hướng Nam cùng đêm hôm đó, hiện c̣n sống tại Đà Nẵng. Chúng tôi cũng đă nói chuyện qua điện thoại được với ông Phan Bốn, thân phụ cô Tuyền, và là em ruột của ông Phan Chược.
Theo lời của ông Phan Bốn, ông Phan Chược, anh ruột của ông là thượng sĩ nhất quân y, có nhà ở trong phi trường Đà Nẵng. Ông Chược có một cái quán nhỏ trong phi đoàn, bán cà phê, bánh ḿ hay ḿ gói cho anh em Không Quân, do vậy ông quen biết nhiều phi công của phi đoàn, nên đă gửi theo vợ và bốn con trên chuyến bay của ông Lê Ngọc B́nh và phần ông cùng ba con đi trên một chuyến khác. Sau khi sống sót trở về Đà Nẵng, ông Chược có nghe tin chuyến bay của ông Lê Ngọc B́nh, có vợ con ông lâm nạn, có đi t́m nhưng không có kết quả. Ông đi làm thợ mộc sinh sống và nuôi con, v́ thương nhớ người vợ và bốn đứa con đă mất, buồn bă, ông Phan Chược sinh ra rượu chè, đưa đến chuyện tai biến mạch máu năo và đă qua đời năm 1995. Ba đứa con c̣n lại của ông (một gái hai trai) hiện nay đă khôn lớn và có gia đ́nh hiện sinh sống tại thành phố Đà Nẵng.
Đêm 28 tháng 3, 1975, trong t́nh trạng phi trường Đà Nẵng bị pháo kích dữ dội, Trung Tá Lê Ngọc B́nh được lệnh phải di chuyển tất cả trực thăng của phi đoàn sang phi trường Non Nước. V́ gia đ́nh Thượng Sĩ Phan Chược ở trong trại gia binh KQ nên trong cơn hốt hoảng, ông đă chia hai gia đ́nh đi theo hai chuyến trực thăng.
Đại Úy Phi Công Nguyễn Hoàng Ân tự sát khi rơi vào tay địch
Trong khi vợ và bốn con của Thượng Sĩ Phan Chược theo máy bay của Phi Đoàn Trưởng Lê Ngọc B́nh th́ ông Chược và ba đứa con c̣n lại lên trực thăng của Đại Úy Phi Đội Trưởng Nguyễn Hoàng Ân, có Thiếu Úy Đặng Vũ Đăng là phi công phụ, bay về hướng Nam trong đêm khuya. Theo lời kể của Thiếu Úy Đăng, hiện ở Beaverton- Oregon, th́ chiếc trực thăng này cũng chở hơn 20 người ngồi chen chúc nhau, phần lớn là gia đ́nh của các quân nhân, cố vượt thoát bay về Nam càng đi xa càng tốt. Trời bấy giờ phía biển rất sương mù, bay rất nguy hiểm, nhưng vào đất liền th́ bị đủ loại súng của Việt Cộng bắn lên, máy bay bị trúng đạn nhiều chỗ, nhưng may mắn trên máy bay chỉ có ba người bị thương nhẹ. Lúc bấy giờ trời đă sáng, nh́n xuống thấy một quận lỵ nhỏ đă treo cờ “Mặt Trận Giải Phóng,” nhưng Đại Úy Ân quyết định cho máy bay đáp xuống một băi đất trống v́ xăng đă cạn và máy bay bị thương nặng.
Mọi người vừa xuống máy bay nghỉ ngơi th́ 10 phút sau một toán du kích đă ập đến, tước vũ khí của phi công và bắt mọi người dồn lại một chỗ. Ít lâu sau lại có một trực thăng khác cùng phi đoàn, do Đại Úy Đỗ Quốc Hùng lái (không có phi công phụ) cũng đáp xuống gần đó, trên máy bay chở toàn phụ nữ và trẻ em. Đại Úy Hùng cho biết chỉ c̣n 15 phút nhiên liệu nên bắt buộc phải đáp. Mọi người trên hai trực thăng bị tập trung lại và bọn du kích bàn bạc với nhau một hồi lâu, có ư bắt sống một phi cơ đem về như một chiến lợi phẩm, nên hỏi các phi công chiếc trực thăng nào c̣n xăng bay về Quảng Ngăi. Dường như đă có ư định trước, Đại Úy Nguyễn Hoàng Ân t́nh nguyện lái chiếc trực thăng mới đáp xuống. Thiếu Úy Đặng Vũ Đăng nhớ lại, đôi mắt của Đại Úy Ân đỏ ngầu, không biết v́ mất ngủ hay v́ bị tức giận, và anh xin t́nh nguyện đi theo Đại Úy Ân nhưng bị gạt đi. Đại Úy Ân lên máy bay, có hai tên du kích cầm súng đi theo.
Hàng đứng: Từ trái sang phải: A. Thượng Sĩ Phan Chược, 6. Phan Thanh Tung (chết theo mẹ), 7. Phan Thanh Toàn (Sống), B. Vợ Thượng Sĩ Chược (chết), 1. Phan Kim Phi (chết theo mẹ).
Hàng ngồi: 3. Phan Thanh Ṭng (sống), 4. Phan Túy Hồng (chết theo mẹ), 5. Phan Thanh Tùng (chết theo mẹ), 2. Phan Kim Sương (sống). (H́nh chụp năm 1973 do gia đ́nh cung cấp)
Máy bay khởi động rồi cất cánh. Nhưng máy bay không bay về hướng đất liền đi Quảng Ngăi mà bay thẳng ra biển. Mọi người đưa mắt nh́n theo. May bay lên cao, lên cao rồi bất chợt đâm nhào xuống biển. Mặt nước tung nước, ôm trọn vào ḷng biển người phi công dũng cảm. Đại Úy Nguyễn Hoàng Ân đă đền xong nợ nước.
Đại Úy Đỗ Quốc Hùng, Thiếu Úy Đặng Vũ Đăng, cũng như Thượng Sĩ Phan Chược được giải về Quảng Tín. Họ là những người sống sót. Sau khi về đến Saigon, Thiếu Úy Đăng có t́m đến thăm vợ Đại Úy Ân và tường thuật lại những ǵ ông đă mắt thấy tai nghe về chuyến đi này.
Huy Phương/Người Việt