Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học York đă t́m ra bằng chứng đầu tiên cho thấy người dân vùng bờ biển Thái B́nh Dương ở Bắc Mỹ xưa kia thường dùng lông chó để dệt vải.
Theo nhiều câu chuyện truyền miệng, người thổ dân Coast Salish (tộc người bản địa ở Tây Bắc Thái B́nh Dương, khu vực ven biển miền bắc Washington và miền Nam British Columbia) trước đây có một giống chó đặc biệt với bộ lông quăn, xù và giống như len, thường được sử dụng trong ngành “công nghiệp dệt may” giai đoạn đầu đến giữa thế kỷ 19.
Một trong những miếng vải “lông chó” từ Bảo tàng quốc gia của người Ấn Độ tại Mỹ. (Ảnh: Ernest Amoros)
Nhóm nghiên cứu đă tiến hành phân tích thành phần protein của 11 loại vải dệt từ các đồ tạo tác bao gồm chăn, khăn và áo choàng lông thú trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Smithsonian và Bảo tàng quốc gia của người Ấn Độ tại Mỹ. Chúng đều được t́m thấy trong những cuộc thám hiểm khi người Mỹ đến vùng biển West Coast như cuộc thám hiểm của Lewis và Clark (1803-1806) hay của Wilkes (1838-1842).
Theo đó, họ phát hiện ra rất nhiều lông chó trong chiếc áo choàng và sáu hiện vật khác, phần lớn được trộn lẫn với lông dê. Tuy nhiên, không có bất kỳ loại vải nào được làm hoàn toàn từ lông chó và chúng cũng không dành cho những người có địa vị cao trong xă hội thời đó, các nhà khoa học cho biết.
Tiến sĩ Solazzo đến từ Viện Smithsonian nói: “Chúng tôi t́m thấy lông chó trong tất cả các loại vải dệt được sản xuất trước năm 1862, nhưng nó dần biến mất vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20”.
“Phép đo hàm lượng protein là một phương pháp mới rất hữu ích trong việc nghiên cứu những đồ tạo tác khó xác định nguồn gốc như vải dêt, lụa, ngà voi, da, xương và giấy da”, Giáo sư Matthew Collins chia sẻ thêm.
Phương Huyền (Theo Physorg)