12-04-2011
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Iran: Sẽ chiến tranh v́ toan tính sai lầm?
Trong bài viết trên báo Le Figaro của Pháp ngày 1/12, cựu Phó Thủ tướng Đức Joschka Fischer đă phân tích một số kịch bản có thể xảy ra khi Iran trang bị vũ khí hạt nhân.
Theo tác giả bài viết, từ nhiều năm qua, Iran đă ủng hộ một chương tŕnh hạt nhân và phát triển tên lửa tầm xa với mong muốn sản xuất vũ khí hạt nhân, hay ít nhất đạt đến ngưỡng công nghệ nhằm thực hiện mục tiêu trên. Sự lựa chọn này có thể cho phép Iran tồn tại trong khuôn khổ Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) mà họ đă kư kết.
Ư đồ của Iran đă rơ. Các chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của nước này có thể trở thành một gánh nặng tài chính phi lư bởi Iran không thực sự cần công nghệ làm giàu urani. Iran chỉ sở hữu một ḷ phản ứng hạt nhân dân sự, trong đó có các thanh nhiên liệu do Nga cung cấp. Công nghệ hiện nay mà Iran đang phát triển không thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, việc làm giàu urani – điều kiện cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân – là mục tiêu theo đuổi của nước này. Iran đang xây dựng một ḷ phản ứng nước nặng nhằm phục vụ nghiên cứu, song cũng cần thiết cho sản xuất một quả bom hạt nhân.
Trên thực tế, Iran đă giấu đi những vấn đề chính yếu trong chương tŕnh hạt nhân của họ và điều này hoàn toàn vi phạm NPT. Tehran đă chi hàng triệu USD để mua công nghệ làm giàu và kế hoạch sản xuất vũ khí hạt nhân của nhà khoa học hạt nhân người Pakistan A. Q. Khan. Iran đă t́m cách che đậy các giao dịch này cho đến khi vỏ bọc của họ bị Libya lật tẩy. Một nước như Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể sẽ làm thay đổi căn bản sự cân bằng chiến lược ở Trung Đông. Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân sẽ có nguy cơ đẩy khu vực này vào t́nh trạng bất ổn, đe dọa tính pháp lư của NPT với những hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
Trong trường hợp xấu hơn, vũ khí hạt nhân có thể được dùng cho chính sách đối ngoại mang tính cách mạng của Iran trong khu vực. Vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể sẽ là cơn ác mộng không chỉ đối với Israel – quốc gia vốn có khả năng trả đũa – mà c̣n với các nước Arập láng giềng của Iran, những nước không sở hữu vũ khí hạt nhân và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước vùng Vịnh, kể cả Arập Xêút, sẽ nhận thấy mối đe dọa sâu sắc từ Iran hơn là từ Israel. Chính sách an ninh của châu Âu cũng sẽ phải thay đổi nếu Iran sở hữu các đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Chưa có một cuộc thương lượng nào đạt kết quả. Iran tiếp tục làm giàu urani và thúc đẩy công nghệ hạt nhân của họ. Các biện pháp trừng phạt, dù có hữu ích, song sẽ không mang lại kết quả trong dài hạn. Ít có khả năng một hành động can thiệp quân sự diễn ra để loại bỏ chương tŕnh hạt nhân của Iran v́ mọi hành động tấn công Iran đều có nguy cơ bị phần lớn các nước trên thế giới lên án. Phe đối lập Iran có thể sẽ là nạn nhân đầu tiên trong trường hợp phương Tây can thiệp quân sự, đồng thời xuất hiện một làn sóng chống phương Tây, đoàn kết với Iran. Khu vực này sẽ bị đẩy vào làn sóng bạo lực và bất ổn, gây tác động đáng kể tới nền kinh tế thế giới.
Vấn đề hạt nhân luôn đóng vai tṛ then chốt trong cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm trong nội bộ Iran. Tuy nhiên, những thay đổi trong nội bộ giới cầm quyền nước này chưa thể diễn ra trong tương lai gần. Vấn đề c̣n lại là thời gian trước khi các nước láng giềng của Iran và cộng đồng quốc tế phải đương đầu với một sự lựa chọn được báo trước: chấp nhận Iran trở thành cường quốc hạt nhân hay chấp nhận khả năng tiến hành chiến tranh. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố rơ là Washington sẽ không chấp nhận việc Iran trở thành cường quốc hạt nhân. Điều đó cũng được lặp lại với Israel và các nước láng giềng Arập của Iran trong vùng Vịnh.
Mọi điều có thể xuất hiện trong năm 2012. Những toan tính sai lầm có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh. Sự nghiêm trọng của t́nh h́nh Trung Đông có thể sẽ khiến các bên t́m kiếm ít nhất là một giải pháp ngoại giao. Song khó có thể dự liệu mọi điều. Việc quay trở lại con đường đối thoại giữa Mỹ và Iran dường như khó xảy ra. V́ thế, châu Âu sẽ đóng vai tṛ tổ chức các cuộc thương lượng rất nhạy cảm. Các nhà lănh đạo châu Âu hiểu rất rơ Iran đă có những suy tính của họ.
Theo Petrotime
|
|
|