Trong bối cảnh nước Mỹ đang tiến hành kỉ niệm 70 năm trận chiến Trân Châu Cảng, cùng nh́n lại 10 vụ không kích gây chấn động thế giới kể từ khi không quân xuất hiện.
Duy tŕ ưu thế trên không là một trong những điều tối quan trọng mà chiến tranh hiện đại cần áp dụng để giành thế thắng trên chiến trường. Từ những vụ không kích thủa sơ khai của không quân đến những cuộc tấn công hiện nay, bên nào kiểm soát được bầu trời là bên đó có lợi thế. Tuy nhiên, một nhà phân tích đă nhận định: “Không kích có thể chấm dứt một cuộc chiến hay xóa sổ cả một nền văn minh” để nói về sức mạnh của không quân.
Dưới đây là danh sách 10 vụ không kích làm chấn động thế giới kể từ khi không quân được khai sinh, xắp xếp theo tŕnh tự thời gian.
Vụ không kích vào thị trấn Guerica, Tây Ban Nha
Đây được coi là vụ không kích đầu tiên của chiến tranh hiện đại, giúp quân đội các nước nhận ra ưu thế của không kích để từ đó phát triển không quân như ngày nay. Vụ tấn công xảy ra ngày 26/4/1937, sau khi phát xít Đức huy động máy bay Heinkel He-111 cùng với các máy bay nhỏ gắn súng máy khác tấn công thị trấn Guerica, Tây Ban Nha trong ba giờ, với hơn 45 tấn bom nổ và bom gây cháy. Vụ ném bom đă sát hại 1/3 dân số thị trấn Guerica và làm hàng ngàn người khác bị thương. Nó phá hủy tới 70% diện tích thị trấn, đồng thời gây ra các vụ cháy âm ỉ tới ba ngày sau.
Dù không nằm ở vị trí chiến lược nhưng trận không kích Guerica mang lại cho quân đội phát xít Đức những thành công ngoài sức tưởng tượng. Đây là cơ hội giúp họ thử nghiệm các thiết bị mới, đồng thời kiểm tra khả năng tác chiến của quân đội. Ngoài ra, cuộc không kích này c̣n khiến các nước châu Âu khác sợ hăi Đức và tự nguyện đầu hàng mà không cần phải đánh.
Vụ không kích Blitzkrieg chiếm Ba Lan
Blitzkrieg là một từ trong tiếng Đức mô tả một cuộc tấn công chớp nhoáng của quân đội Đức quốc xă trong thế chiến thứ Hai. Xảy ra ngày 1/9/1939, trận chiến này là sự kết hợp hoàn hảo giữa không quân và bộ binh Đức. Máy bay chiến đấu Đức chủ lực là Messerschmitt Bf109 đă nhanh chóng phong tỏa không phận Ba Lan nhờ tốc độ và độ chính xác cao, giúp bộ binh nhanh chóng tiến vào đánh chiếm.
Trên thực tế, đây là lần đầu tiên quân Đức áp dụng chiến thuật này trong chiến đấu. Tuy nhiên, Đức quốc xă cũng mất không ít máy bay ném bom Heinkel sau khi các phi công Ba Lan liều ḿnh lao thẳng máy bay vào quân địch để bảo vệ thủ đô Warsaw. Thế nhưng, biện pháp đó không giúp Ba Lan cầm cự được bao lâu và nhanh chóng thất thủ. Dù không được thống kê thiệt hại nhưng đây chính là một chiến lược tấn công mới mang lại hiệu quả rất cao trong tác chiến và cũng lần đầu được thử nghiệm.
Trận chiến trên bầu trời Anh
Tháng 6/1940, sau khi đánh chiếm được Ba Lan, Bỉ, Hà Lan và Pháp nhờ chiến thuật Blitzkrieg, Đức quốc xă quyết tập trung toàn lực nhằm đánh chiếm nước Anh. Trận chiến này quy tụ những loại máy bay hiện đại nhất thời điểm bấy giờ, bởi cả hai nước đều có lực lượng không quân rất mạnh.
Hai loại máy bay Supermarine Spitfire và Hawker Hurricane được đánh giá là hiện đại nhất thời điểm đó đều góp mặt tham chiến. Theo lệnh của Hitler, 1.300 máy bay ném bom bổ nhào và 1.200 máy bay chiến đấu động cơ đơn và kép đă được quân đội Đức huy động. Trong khi đó, Không quân Hoàng gia Anh chỉ có khoảng 600 máy bay chiến đấu, bao gồm Supermarine Spitfire và Hawker Hurricane. Thế nhưng, sự vượt trội về công nghệ radar giúp xác định trước vị trí máy bay Đức cùng với sự thiếu tổ chức trong không quân phát xít đă khiến cuộc chiến trở về thế cân bằng. Cả hai bên đều bị thương tổn, nhưng không quân Anh bất ngờ không kích Berlin khiến Hitler tức điên và ra lệnh tập trung tấn công London.
Gây ra thương vong lớn về dân sự nhưng quân đội Anh vẫn kiên cường chống lại không quân Đức, khiến phía phát xít thảm bại và tuyên bố hoăn các cuộc không kích lại vô thời hạn.
Vụ tấn công đập thủy điện của Đức quốc xă
Phi đội số 617 của không quân hoàng gia Anh đă thực hiện nhiệm vụ được coi là hành động đáp trả mạnh mẽ với quân đội phát xít Đức, sau các vụ không kích gây thương vong lớn cho dân thường ở Anh. Theo đó, nhiệm vụ siêu tối mật này có sự tham gia của loại chiến đấu cơ Avro Lancaster, nhằm tấn công ba đập thủy điện quan trọng nhất của Đức quốc xă với hơn 300 triệu tấn nước góp phần quyết định cho ngành công nghiệp của Đức.
Tuy nhiên, những đập này được pḥng vệ rất kĩ nên nếu tấn công trực diện sẽ rất khó. V́ vậy, các máy bay của không quân Anh đă bay ở độ cao thấp, sát với mặt nước sau đó tấn công. Loại bom được sử dụng cũng rất đặc biệt bởi nó được quay với vận tốc 500 ṿng/phút để khi thả xuống nước sẽ không ch́m mà trượt đi trên mặt.
19 chiếc Avro Lancaster cất cánh với 133 thành viên phi hành đoàn được gia thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chỉ 2 trong số các phi vụ táo bạo đó thành công do những khó khăn kĩ thuật. Đức Quốc xă bị tổn hại nghiêm trọng do lũ lụt từ các công tŕnh thủy điện đó gây ra. Phía Anh cũng phải trả giá bằng việc mất 8 chiếc máy bay cùng với 56 phi công. Vụ tấn công đă đưa tên tuổi Phi đội số 617 vào lịch sử.
Trân Châu Cảng
Vụ việc diễn ra ngày 7/12/1941 sau khi quân đội Phát xít Nhật bất ngờ triển khai tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở tiểu bang Hawaii. Các máy bay ném bom Nhật được máy bay chiến đấu hỗ trợ đă liên tiếp tấn công căn cứ quân sự này của Mỹ. Với 353 máy bay chiến đấu bao gồm Nakajima B5N Kate, B5N, Aichi D3A Val và Mitsubishi A6M Zeke cất cánh từ các tàu sân bay của Nhật Bản, nhiều tàu chiến, tàu tuần dương hạm, tàu thả ḿn, máy bay chiến đấu của Mỹ bị phá hủy trong vụ tấn công. Ngoài ra, gần 2.500 binh sĩ Mỹ đă thiệt mạng và 1000 người khác bị thương trong hai vụ không kích liên tiếp của không quân phát xít Nhật.
Những thiệt hại của phía Hoa Kỳ được đánh giá là hết sức nặng nề trong khi quân Nhật chỉ mất 29 máy bay, 4 tàu ngầm cỡ nhỏ và 65 binh sĩ chết hoặc bị thương. Tuy nhiên, vụ tấn công này đă khiến Mỹ và đồng minh trực tiếp tham gia vào Thế chiến thứ Hai nhằm chống lại quân đội Phát xít.
Đây cũng là vụ tấn công lớn đầu tiên mà các chiến đấu cơ xuất phát từ tàu sân bay chứ không phải ở đất liền. Sự thành công của chiến dịch Trân Châu Cảng là minh chứng cho hiệu quả của việc kết hợp không quân với hải quân trong tác chiến hiện đại. Đây cũng là chiến thuật đang được sử dụng rất rộng răi trong quân đội hiện đại ngày nay.
C̣n nữa...
Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam