Là 1 trong 200 nhân vật làm thay đổi nước Nhật, ở tuổi 72 tuổi, với hơn 50 năm sống và làm việc tại Nhật, đă kết hôn với vợ là người Nhật, song Việt kiều Huỳnh Trí Chánh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Thoát chết li kỳ
Ông Huỳnh Trí Chánh: “Tại sao phải đổi quốc tịch của ḿnh?”
C̣n nhớ, sau cơn động đất và sóng thần dữ dội xảy ra tại Nhật vào tháng 3.2011, hơn một ngày sau, bạn bè trong và ngoài nước mới nhận được ḍng tin nhắn gửi qua email của ông Huỳnh Trí Chánh: “Tôi đang ở trại tị nạn sau khi xảy ra động đất lớn nhất trong lịch sử động đất Nhật. Huỳnh Trí Chánh chưa chết, được phát cơm và nước uống... Tôi không thể viết nhiều hơn v́ hàng trăm người đang sắp hàng chờ đến lượt sử dụng máy tính ở trại tị nạn này”.
Trường hợp thoát chết của ông khá li kỳ. Chiều 11.3.2011, trận động đất xảy ra, ông rời trường cùng với 4 đồng nghiệp là người nước ngoài để về nhà, nơi ông đang trọ để dạy ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa Việt cho đội ngũ chuyên viên làm việc cho các chương tŕnh ODA của Nhật tại Việt Nam, gọi là Trung tâm đào tạo của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Nhật - JICA. Trên đường đi, v́ có kế hoạch mời một số bạn bè đến nhà dùng bữa vào ngày hôm sau, ông Chánh ghé siêu thị để mua thực phẩm nên khi trận động đất xảy ra, ông đă được an toàn. C̣n 4 đồng nghiệp của ông, người Scotland, Úc, New Zealand và Thái làm việc tại Nhật đều chết trên đường về nhà.
Hiện tại, có trên 50 chuyên viên người Nhật làm việc cho các dự án ODA tại Việt Nam là học tṛ của ông từ chương tŕnh đào tạo nói trên.
Ông Chánh nguyên là Chủ tịch Tổng Hội người Việt Nam tại Nhật trong suốt thời gian từ năm 1982 đến 2009. Trước đó, ông là Tổng Thư kư của Tổng hội và được coi như người anh cả trong phong trào phản chiến tại Nhật trước năm 1975. Đón Xuân Nhâm Th́n vừa qua, Ủy Ban Nhân dân TP.HCM đă thay mặt Chính phủ, trao Bằng khen của Thủ tướng cho ông v́ đă có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết hướng về cội nguồn, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương. Trước đó, năm 2006, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đă trao ông bằng khen v́ đóng góp đặc biệt cho sự phát triển quan hệ 2 nước.
Ông Chánh từ chối nói những chuyện đă qua, song thực tế, Tổng hội người Việt Nam tại Nhật do ông làm Tổng Thư kư và sau đó là Chủ tịch từ năm 1975 có nhiều đóng góp trong quá tŕnh xây dựng và phát triển tại quê nhà. Trong Thông báo giải tán Tổng hội vào năm 2009, ông Chánh viết: Sự ra đời của Tổng hội là do t́nh h́nh khách quan lúc bấy giờ đ̣i hỏi cộng đồng người Việt tại Nhật cần có một tổ chức tập hợp mọi người Việt tại Nhật để cùng chung sức đóng góp...
Tiền thân của Tổng hội là “Tổ chức người Việt tại Nhật đấu tranh đấu cho ḥa b́nh thống nhất đất nước” (được thành lập năm 1969 và giải tán năm 1976). Trong thời b́nh, những thành viên của Tổng hội theo lời kêu gọi xây dựng đất nước đă trở về làm kinh doanh từ rất sớm. Đó là ông bà Tô Bửu Lưỡng - Đào Thị Minh, thành lập Công ty Lotus chuyên xuất khẩu nông sản Việt sang Nhật từ thời Việt Nam c̣n bị cấm vận. Đó là ông Hồng Lê Thọ, về nước lập Công ty Mỹ phẩm Đại Phú Sỹ từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đó là ông Nguyễn An Trung lập công ty nhập khẩu xe (từ những năm đầu của thập niên 1980) nhằm t́m đường cho Việt Nam thông thương với nước ngoài ngay trong thời gian c̣n bị cấm vận.
1 trong 200 nhân vật làm thay đổi nước Nhật
Trong cộng đồng Việt kiều Nhật về nước kinh doanh, ông Chánh tuy không làm kinh doanh, song vai tṛ ngoại giao kinh tế chính trị của ông với Nhật, đặc biệt thời kỳ trước cấm vận, đóng vai tṛ quan trọng. Có lẽ chính v́ lẽ đó, ông Chánh, cùng với những vị thủ tướng nổi tiếng của Nhật cũng như các nhân vật nổi tiếng khắp thế giới, đă được giới thiệu trong quyển “200 nhân vật đă làm thay đổi đất nước Nhật”, xuất bản năm 1993.
Ông Chánh cũng là một Việt kiều Nhật về nước thường xuyên từ sau 1975 để thực hiện các nhiệm vụ không tên. Ông bộc bạch: “Tôi trưởng thành trong “phong trào chống Mỹ” tại Nhật. Đó là lợi thế để tạo niềm tin và làm được việc ḿnh mong muốn để đóng góp cho đất nước trong hoàn cảnh éo le”.
Ông Chánh được đào tạo chuyên ngành Thủy sản hàng hải học tại một đại học công lập ở Tokyo (Nhật). Trước ngày về hưu (năm 2001) và dạy ngôn ngữ học cho JICA, ông có hơn 20 năm giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo.
Tôi thích tôi
Bằng khen của Chính phủ khiến ông có suy nghĩ ǵ không?
Tôi nghĩ đó là sự khuyến khích, dù ở cái tuổi này, đă một lần đột quỵ, đôi khi khuyến khích cũng không phải là giải pháp tốt nhất.
Từng sống tại Nhật ngót nửa thế kỷ, ông có nhận xét ǵ về người Nhật không?
Tôi sẽ có một chút phản biện lại những ǵ mà thế giới và bạn đă khen về nước Nhật nhé? Bởi như ông bà ta nói, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Theo tôi, nước Nhật đôi khi không phải là một quốc gia mà như là một hệ thống và mọi thứ được rập khuôn một cách cứng nhắc. Tôi kể 2 mẩu chuyện ngắn cho nhận định này.
Ngay sau đợt động đất đầu tiên của trận động đất đó, tại trường nơi tôi tham gia giảng dạy, họ phát nón bảo hiểm cho tất cả nhân viên của trường là người Nhật, nhưng toàn bộ giáo viên người nước ngoài chúng tôi lại bị từ chối, mặc dù trong nhà kho c̣n trên 200 nón bảo hiểm không sử dụng. Họ giải thích: Đó là nguyên tắc, số nón này được dành để cho người Nhật. Chấm hết và không có lư do thứ 2. Họ không vô cảm nhưng họ quá nguyên tắc. Trong trường hợp này, theo tôi, nguyên tắc đó mang tính vô nhân đạo.
Câu chuyện thứ 2 là khi tôi bị găy chân. Xe buưt của trường hằng ngày phải đến gần nhà để đón giáo viên chúng tôi đi dạy. Nơi xe buưt đỗ nằm cách nhà tôi khoảng 60 m. Tuy nhiên, mỗi sáng đều có một xe con nhỏ chạy từ trường đến nhà đón tôi, rồi chở tôi đến nơi xe buưt đỗ cách nhà tôi chỉ 60 mét. Tôi thắc mắc sao xe buưt của trường không chạy thêm khoảng 60 mét đến dừng trước nhà tôi để có thể tiết kiệm hơn. Anh lái xe buưt lắc đầu: Thầy Chánh ơi, “Trung ương” quy định vậy rồi, đó là nguyên tắc. Theo tôi nghĩ, nỗi ám ảnh về mất việc đă khiến người Nhật sống quá nguyên tắc một cách đáng ngạc nhiên.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận ông đă gắn bó với hệ thống đó gần 50 năm?
Tôi học hỏi và chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa và con người Nhật chứ. Đó là tinh thần cộng đồng, sự chịu đựng, điềm đạm, b́nh tĩnh trong mọi t́nh huống. Đôi khi tôi nh́n thấy một người Nhật trong bản thân ḿnh. Thực tế, giữ quốc tịch Việt để sống và làm việc tại Nhật không dễ lắm đâu, nhất là khi bạn đă có gia đ́nh, con cái. Nhiều cái thiệt tḥi lắm. Chẳng hạn, khi tôi dạy ở Đại học Ngoại ngữ Tokyo (công lập), nhiều lần họ yêu cầu tôi phải nhập quốc tịch để vào biên chế, nhưng tôi từ chối. Đó là lư tưởng của tôi và tôi thấy ḿnh không có ǵ phải suy nghĩ về điều đó. Nếu tôi làm kinh doanh, có thể tôi có tư duy khác về chuyện này không chừng.
Một câu nhận xét ngắn về cá nhân ḿnh?
Tôi thích tôi v́ tôi đă làm được những việc mà không phải ai cũng làm được.
Nguồn: Cafef