- Hiện nay ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đang tồn tại một hệ thống đường hầm được quân đội Nhật cho đào từ trước năm 1945 nhằm đảo chính bắt sống các quan lại người Pháp. Gần 70 năm đă trôi qua nhưng nhiều bí ẩn chung quanh những đường hầm này vẫn chưa thể lư giải.
Những năm 1939 - 1945, Đà Lạt đă nhanh chóng trở thành nơi định cư an toàn của nhiều quan lại người Pháp và những gia đ́nh người Việt giàu có lúc bấy giờ.
Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, một loạt các căn biệt thự sang trọng được phép xây dựng trên đường Paul Doumer (nay là đường Trần Hưng Đạo) theo những mẫu thiết kế hiện đại, cầu kỳ, được quy hoạch bài bản của những kiến trúc sư người Pháp.
Trước ngày phát xít Nhật tiến hành cuộc đảo chính người Pháp (9/3/1945), với âm mưu bắt sống toàn bộ các quan lại người Pháp đang làm việc, sinh sống, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, quân đội Nhật đă bí mật cho người đào một hệ thống đường hầm kéo dài hàng kilomet, tiến thẳng tới các dinh, thự mà quan lại người Pháp đang sinh sống, làm việc trong thành phố.
Cửa một đường hầm tại đường Yên Thế, TP Đà Lạt
Cụ Khoái, năm nay đă 82 tuổi, hiện đang trú tại đường Yên Thế, TP Đà Lạt cho biết, hiện dọc theo đường Trần Hưng Đạo sang đường Hùng Vương - nơi tập trung nhiều dinh, thự của người Pháp xưa - vẫn đang tồn tại một hệ thống đường hầm nằm sâu trong ḷng đất. Sau ngày đất nước giải phóng cụ đă nhiều lần có dịp được vào đường hầm này.
Tại cửa hầm phía sau Nhà sáng tác Đà Lạt đi sâu vào khoảng 100 mét sẽ tới một ngă 3, một nhánh chạy thẳng ra đường Hùng Vương, hai đường hầm c̣n lại chạy song song với đường Hùng Vương, hướng tới Dinh I và các căn biệt thự số 11, 16, 18, 26 nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Tại khu vực gia đ́nh cụ Khoái đang sinh sống, đường hầm có diện tích rộng nhất, chiều cao khoảng 5 mét, rộng chừng 10 mét. Nhiều người cho rằng, rất có thể ở địa điểm này quân đội Nhật đă đặt cơ quan đầu năo để chỉ huy việc đảo chính người Pháp tại Đà Lạt vào năm 1945. Những năm gần đây, đường hầm này đă có nhiều đoạn bị sạt lở, không c̣n giữ được nguyên vẹn hiện trạng ban đầu, và không thể vào sâu bên trong.
Đến nay, vẫn chưa phát hiện một tài liệu nào cho biết trong ngày Nhật đảo chính Pháp những đường hầm này có phát huy tác dụng như tính toán của quân Nhật hay không. Quân đội Nhật ập vào bắt sống các quan lại người Pháp từ trên mặt đất hay bắt sống từ việc chui lên từ các đường hầm này?
Nhiều người lớn tuổi sinh sống lâu năm ở Đà Lạt cho biết, để đào được những đường hầm trong ḷng đất kéo dài từ quả đồi này sang quả đồi khác cách xa nhau hàng kilomet không phải là dễ, nhất là với địa h́nh đồi núi, lại phải đào thông ra cho trúng những dinh, thự mà người Pháp đang sinh sống.
Rơ ràng, trước khi thực hiện đường hầm này, quân đội Nhật đă phải tính toán rất kỹ lưỡng, chính xác đến từng chi tiết, bản vẽ phải rất tỉ mỉ, công phu.
Bên trong một đường hầm nơi cách cửa vào trên 100m
Hiện vẫn chưa xác định được quân đội Nhật cho đào những đường hầm này bắt đầu từ năm nào? Thời gian đào trong bao lâu? Đối tượng đào những đường hầm này là ai, quân đội Nhật hay người dân? Những người tham gia đào đường hầm này ngay nay đang ở đâu, sau khi họ đào xong có được trở về hay đă bị thủ tiêu để đảm bảo sự tuyệt mật? Tất cả những câu hỏi trên đang c̣n là một điều cực kỳ bí ẩn.
Tuy nhiên, điều làm mọi người kinh ngạc hơn cả là một khối lượng đất đá khổng lồ từ việc đào những đường hầm này được quân đội Nhật vận chuyển đi đâu để đổ bỏ mà trong suốt quá tŕnh đào đường hầm mà người Pháp không thể phát hiện?
Trong khi đó, tại thời điểm này, Đà Lạt đang được người Pháp quy hoạch, xây dựng thành “Thủ phủ Đông Dương”. Tức quá tŕnh khảo sát, giám sát của người Pháp sẽ rất chặt chẽ, đó là c̣n chưa kể những t́nh báo của quân đội Pháp phải nắm bắt tới tận “chân tơ kẻ tóc” của Đà Lạt để sẵn sàng đối phó với quân đội Nhật, vốn là kẻ thù của Pháp đang hung hăn muốn hất cẳng Pháp để làm bá chủ Đông Dương lúc bấy giờ.
Có thể thấy, các đường hầm tại Đà Lạt đến nay vẫn c̣n là một điều bí ẩn, nhiều vấn đề đến nay vẫn chưa thể lư giải nên có một công tŕnh nghiên cứu công phu, nghiêm túc để trả lời thỏa đáng những bí ẩn này.
Khắc Lịch
theo bee