- Alexander Yablontsev là cơ trưởng chiếc máy bay Superjet-100 đâm vào núi, vỡ vụn thành nhiều mảnh ở Indonesia.
Yablontsev sinh ra tại Warsaw, Ba Lan vào 3/4/1955. Ông đã từng điều khiển 221 loại máy bay lớn nhỏ khác nhau và có 14.000 giờ bay.
Năm 1976, ông tốt nghiệp Trường đào tạo phi công nâng cao ở Armavir, Nga. Đến năm 1985 ông tốt nghiệp Trường kiểm tra phi công Không quân Liên Xô tại Akhtubinsk, cũng năm đó ông hoàn khóa học tại Học viện Hàng không Moscow.
Cơ trưởng Alexander Yablontsev trên chuyến bay của Sukhoi Superjet-100
Năm 1989, ông hoàn thành một loạt các khóa học của Trường kiếm tra phi công Không quân Liên Xô. Trong khoảng từ tháng 3/1989 đến 4/1991, ông đã được tham gia khóa huấn luyện bay bí mật với bí danh 'Tàu con thoi'.
Tuy nhiên cho đến năm 1996, ông chỉ tham gia vào các phi hành đoàn huấn luyện chứ chưa bao giờ có mặt trên một tàu vũ trụ. Năm 1997, ông nghỉ hưu và rời quân đội Nga với cấp bậc Trung Tá sau đó chuyển sang làm phi công cho hãng hàng không Transaero.
Từ đó đến này ngoài làm nhiệm vụ là phi công chính thức của Transaero, Yablontsev còn đảm nhiệm các chuyến bay thử nghiệm của Sukhoi Superjet-100.
Một trong những hình ảnh cuối cùng của phi hành đoàn trước khi gặp tai nạn
Alexander Yablontsev cùng phi công phụ Yablontsev Kochetkov Aleksandr là những người đã điều khiển chiếc máy bay Sukhoi Superjet-100 gặp nạn tại Indonesia tuần qua.
Hình ảnh của Alexander Yablontsev khi ông còn công tác trong Không quân Nga.
Mặc dù dây là lần đầu tiên 2 phi công bay ở Indonesia nhưng trước đó họ đã tập luyện trong các điều kiện khí hậu, địa hình tương tự khi Sukhoi thực hiện các chuyến bay thử tại Kazakhstan, Pakistan và Myanmar.
Trước khi thảm họa xảy ra, chiếc Sukhoi Superjet 100 từng bay thử một chuyến ở sân bay Halim Perdanakusuma, phía Đông Jarkata.
Điều kỳ lạ là trong lần bay thứ hai - lần xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng, chỉ 21 sau khi cất cánh, các phi công đã yêu cầu mặt đất cho phép hạ độ cao đột ngột từ 3.000m xuống 1.800m sau đó biến mất khỏi màn hình radar.
Trung tâm điều khiển mặt đất đã không thể hiểu được tại sao phi hành đoàn lại đưa ra yêu cầu này. Trong khi đó, các phi công biết rằng trước mặt họ đang có một vách núi lửa cao 2.200 là chướng ngại vật và thời tiết không thuận lợi.
Hiện nay, quá trình điều tra vẫn đang tiếp tục và vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác nào, con người, công nghệ hay thời thiết là thủ phạm trong vụ tai nạn đáng tiếc này.
Một số nguồn tin từ Nga cho rằng, trong các chuyến bay biểu diễn, phi công thường ham thể hiện những pha chao cánh, đổi độ cao đột ngột để trình diễn khả năng của máy bay và phi công. Hơn nữa, chính vùng xảy ra tai nạn - 'tử địa của máy bay' cũng có thể là nguyên nhân kích thích Yablontsev đột ngột đổi độ cao.
Tùng Đinh
theo vtc