Israel dạy TQ 'đặt câu hỏi' và 'dám đổi mới'
Chỉ với 8 triệu dân, thiếu nước, dầu, đất đai và bao quanh bởi láng giềng thù địch, Israel là tấm gương với Trung Quốc. Họ có truyền thống đặc biệt: "Luôn sẵn sàng đặt câu hỏi và thách thức đổi mới".
Bài viết chủ yếu thể hiện quan điểm của thầy Jiang Xueqqin của ĐH Bắc Kinh, từng là nhà báo, sản xuất phim tư liệu và nhân viên nhà xuất bản của Mỹ, sau chuyến thăm của ông cùng học sinh tới Israel.
Thầy Jiang Xueqqin, người có nhiều bài báo sâu sắc về t́nh h́nh và cải cách ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa: marketplace
Dưới đây là nội dung chính của bài viết:
Israel học từ lịch sử
Bất chấp những khó khăn của một nhà nước non trẻ và bé nhỏ, Israel đang vươn ḿnh trở thành một nền kinh tế năng động nhất thế giới. 4.000 công ty mới được thành lập của họ thu hút 1/3 số vốn mạo hiểm (venture capital) của toàn thế giới. Số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch NASDAQ c̣n nhiều hơn toàn bộ châu Âu.
Hiệp hội Start-Up Nation cho biết, sở dĩ Israel năng động như vậy là v́ một nền văn hóa “bền bỉ ngoan cường, không ngừng đặt câu hỏi với những người nắm quyền lực, kết hợp với thái độ độc nhất đối với sự thất bại, tinh thần làm việc nhóm, sẵn sàng chịu rủi ro và sự sáng tạo đa ngành”.
Điều này trải khắp trên lănh thổ Israel, từ thành phố Jerusalem cho tới những ngọn đồi của Halifa cho tới phần bờ biển Địa Trung Hải.
Dám đổi mới
Ở Jerusalem, tác giả nhận ra rằng đạo Do Thái tồn tài qua hàng thiên niên kỷ trước sự đàn áp là nhờ tinh thần dám đổi mới. Đi qua những tàn tích của Ngôi đền thứ 2, tác giả được hướng dẫn viên du lịch-người từng là giáo sĩ Do Thái giảng giải rằng, đạo Do Thái từng tŕ trệ thế nào khi dựa trên việc hiến tế động vật.
Kể từ sau khi người La Mă trả thù sự chống lại của người Do Thái bằng việc đốt cháy Ngôi đền thứ 2 , người Do Thái không c̣n nơi nào để thực hiện việc hiến tế với Chúa trời.
Nổi tiếng về sự thông minh, những người Israel c̣n thành công nhờ sự dũng cảm, dám đổi mới, cải tiến.
Ảnh minh họa: Reuters.
Đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt, những vị chức sắc đứng đầu phản ứng bằng cách "tái đầu tư" vào những truyền thống, dựa trên sự giảng giải và người cầu nguyện.
Người hướng dẫn viên đă nói: “
Mỗi thế hệ đều có quyền tái định nghĩa lại đạo Do Thái cho chính họ”. Truyền thống này đă giúp người Israel ngày nay có thể tưởng tượng lại các vấn đề cấp thiết, biến chúng thành những cơ hội béo bở, sinh lợi tốt nhất.
Có thể lấy ví dụ là vấn đề nước . Thiên nhiên cung cấp cho người Israel rất ít nước. Đó là lí do v́ sao ăm 1993, Israel cho thành lập Học viện công nghệ Technion và một pḥng nghiên cứu với tên gọi Viện nghiên cứu nước. Hai cơ sở này, kết hợp cùng với những kỹ sư, nhà hóa học, sinh học và vật lư học hàng đầu của các ĐH nhằm hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề nước của Israel.
Kết quả là, giờ đây Viện nghiên cứu nước xây dựng hệ thống nước thông minh, đặc biệt với các ṭa nhà cao tầng, đáp ứng 80 % nhu cầu nước bằng cách thu nước mưa trên mái nhà và tái chế từ ṿi hoa sen hay bồn rửa.
Viện này c̣n giúp chính phủ Israel khử muối trong nước biển lấy từ biển Galille theo cách thân thiện môi trường và hiệu quả năng lượng.
Bài học cho Trung Quốc
Những công nghệ và hệ thống quản lư này một khi được phát triển mạnh có thể tạo ra khả năng sinh lợi nhờ xuất khẩu tới các nước gặp thách thức về vấn đề nước sạch (ví dụ như Trung Quốc). Nhiều người ví, nếu như Trung Quốc là công xưởng của thế giới nhờ giá nhân công rẻ th́ Israel là pḥng thí nghiệm của thế giới.
Trung Quốc cần phải học cách trở thành một pḥng thí nghiệm nếu muốn tồn tại trước các thách thức từ ô nhiễm môi trường, quản lư tài chính yếu kém và bất công xă hội, hệ quả từ việc trở thành công trường mà thế giới lạm dụng sức lao động.
Với vai tṛ một người thầy giáo, tác giả hướng đến những học sinh, sinh viên của Trung Quốc như là yếu tố hàng đầu. Làm thế nào để tầng lớp này trở nên tài năng và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của đất nước, giống như sự cải tiến mà Israel làm được.
Câu trả lời đơn giản và ngắn gọn từ phía Israel, đó là: “
đặt câu hỏi”.
Học sinh Trung Quốc chưa có văn hóa "đặt câu hỏi" hay dám nổi bật trong đám đông, điều cản trở sự sáng tạo như Israel.
Ảnh minh họa: fuelfuture.
Cụm từ ngắn gọn phản ánh vực thẳm ngăn cách giữa Israel và Trung Quốc. Theo như Hiệp hội Start-Up Nation gợi ư, Israel thiếu hệ thống cấp bậc. V́ thế, tác giả đă rất ngạc nhiên khi tới thăm một trường cấp 3 công lập ở Tel Aviv. Ông chứng kiến những giáo viên ngắt lời thầy hiệu trưởng. Tác giả c̣n được cho biết, việc “ngại ngùng, nhút nhát” là một khuyết tật trong học tập.
Khi tác giả hỏi một bé gái 14 tuổi về số lượng bài tập về nhà phải làm mỗi tối, ông đă nhận được phản ứng: “Tại sao chú lại hỏi cháu câu hỏi đó”.
Theo tác giả, Israel là một thế giới hoàn toàn khác biệt với những học sinh của ông, những người cũng đă trải qua những chuyến giao lưu ở Mỹ và Botswana. Ở hai quốc gia này, học sinh của ông nhận ra, moi người được khuyến khích đặt câu hỏi và nổi bật. Tại Israel cũng vậy, học sinh được dạy rằng, sẽ là thô lỗ nếu không đặt câu hỏi; và không trở thành người nổi bật, bạn sẽ là kẻ thua cuộc.
Đặt câu hỏi không đơn giản chỉ là giơ tay và mở miệng – điều đă là rất khó với phần lớn học sinh Trung Quốc. Nó buộc học sinh phải yêu cầu cho chính ḿnh để trở thành trung tâm, sẵn sàng thay đổi thế giới nếu cần.
Đó là lí do tạo nên sự khác biệt trong nền văn hóa tiên tiến và đổi mới của Israel, khiến cho nhiều nền văn hóa khác thấy rất khó “chơi” với Israel.
Nếu Trung Quốc muốn sáng tạo, không đơn giản chỉ là tuyên bố đó là ưu tiên quốc gia hay gửi học sinh ra nước ngoài học. Nước này cần phải tái định h́nh xă hội từ việc phân cấp, tŕ trệ sang tự do, cởi mở như Do Thái giáo đă làm cách đây 2.000 năm.
Dù việc nói rơ những điều “nhạy cảm” với chính quyền, hay đặt câu hỏi, nhưng học sinh Trung Quốc có thể học cách làm điề đó. Và họ khám phá ra rằng, họ thích điều đó.
Ví dụ, tại trường Công nghệ Technion, học sinh của tác giả đă đặt ra muôn vàn câu hỏi khiến vị giáo sư sinh học của trường không thể hoàn thành bài giảng về thực phẩm biến đổi gien. Dù vậy, thay v́ tức giận bỏ đi, ông đă tỏ ra rất ấn tượng, giống cách xử sự của một người Israel thực thụ.
Người Trung Quốc nếu có, sẽ đặt câu hỏi “Tại sao”, ví dụ như “Tại sao lại tới thăm Israel”. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn thực sự sáng tạo, nước này cần học từ người Israel cách đặt câu hỏi “Tại sao không”.
Mạnh Thắng (tổng hợp)
theo đv