- Những chiếc túi có màu vàng nhạt được làm bằng giấy tái chế, bên trong bám đầy những hạt bột trắng, đó chính là thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp với quả táo từ lúc c̣n non.
Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 11/6 đưa tin, thương hiệu táo nổi tiếng Hồng Phú Sĩ ở đất Yên Đài tỉnh Sơn Đông nổi tiếng khắp Trung Quốc sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc chín khiến nhiều người lo ngại về tính an toàn khi sử dụng loại trái cây này.
Nông dân Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc - nơi được xem là thủ đô áo của TQ dùng những chiếc túi tẩm thuốc sâu để bọc táo khi c̣n non, táo chín sẽ rất đẹp mă, bán được giá cao
Loại táo này được trồng phổ biến ở Thê Hà và Chiêu Viễn, hầu hết nông dân trồng táo tại địa phương này đều sử dụng một loại túi tẩm thuốc trừ sâu cấm sử dụng để bọc táo từ khi c̣n non.
Tháng 3 năm nay chính quyền địa phương kiểm tra phát hiện hơn 2 triệu chiếc túi tẩm thuốc sâu được bày bán và đă có văn bản cấm sử dụng thuốc sâu vào túi bọc táo. Tuy nhiên, hiện tại t́nh trạng sử dụng loại túi độc hại này vẫn diễn ra phổ biến.
Những trái táo Yên Đài, Sơn Đông to, chín mọng mà không có một chút dấu hiệu nào của nấm mốc rất được giá nhưng ít ai biết rằng nó được bao bọc bởi thuốc sâu từ lúc c̣n non đến lúc táo chín
Những chiếc túi có màu vàng nhạt được làm bằng giấy tái chế, bên trong bám đầy những hạt bột trắng, đó chính là thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp với quả táo từ lúc c̣n non. Người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang, nếu không muốn ḿnh bị ngộ độc.
Những trái táo sau khi được bọc túi thuốc sâu, khi chín rất đẹp mă và không có dấu hiệu nào của nấm mốc nên bán được giá rất cao. Chỉ tính riêng các chợ đầu mối lớn tại Bắc Kinh mỗi năm đă tiêu thụ hơn 10 vạn tấn.
Các nhà cung cấp túi bọc táo rao bán trên mạng internet được phóng viên tờ Tân Kinh báo phát hiện chứa những loại thuốc sâu độc hại đă cấm sử dụng (ảnh minh họa)
Một điều đáng ngại là khi báo giới Trung Quốc phát hiện ra sự thực này, hầu hết các nông trường trồng táo ở Yên Đài, Sơn Đông sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo non cho đến khi táo chín th́ quan chức Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, túi bọc táo tẩm thuốc sâu không có ǵ đáng sợ?!
Tờ Nhân dân nhật báo hôm nay đăng ư kiến phản hồi của ông Chu Tấn Quốc, Phó vụ trưởng vụ Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp Trung Quốc hiện nay đă an toàn hơn trước rất nhiều.
Ngày càng nhiều người tỏ ra lo ngại về tính an toàn của các mặt hàng nông sản, trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc do thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản một cách bừa băi
Theo ông Quốc, từ chỗ dư lượng thuốc trừ sâu có trong nông sản Trung Quốc từ 50% trước đây giảm xuống c̣n 10% như hiện nay, 98% gạo và hoa quả, 95% rau xanh Trung Quốc sản xuất đảm bảo an toàn (theo tiêu chuẩn của Trung Quốc).
Vị quan chức này tránh đưa ra ư kiến b́nh luận trực tiếp về thông tin người dân trồng táo ở Yên Đài, Sơn Đông dùng túi tẩm thuốc trừ sâu đă cấm sử dụng để bọc táo. Ông nhấn mạnh, việc sử dụng các loại túi tẩm thuốc bảo vệ thực vật để bọc trái cây non không có ǵ đáng sợ!?
Mặt khác, khi phóng viên tờ Tân Kinh báo đem mẫu túi tẩm thuốc trừ sâu mà nông dân Sơn Đông sử dụng về gơ cửa các cơ quan chuyên môn tại Bắc Kinh xét nghiệm thành phần cũng như độc tính của các loại túi này th́ đều nhận được cái lắc đầu.
Không ai biết được những trái táo chín mọng, bắt mắt này độc hại như thế nào đối với sức khỏe người tiêu dùng khi nó được bọc thuốc sâu từ lúc c̣n non
Trong bối cảnh lương thực, thực phẩm nhiễm độc thuốc trừ sâu hoặc chứa dư lượng thuốc trừ sâu phổ biến như hiện nay dấy lên một mối lo ngại không chỉ với người tiêu dùng Trung Quốc mà c̣n ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng các nước khác v́ hoa quả, nông sản từ Trung Quốc xuất sang các nước khác khá nhiều.
Khi thuốc sâu bao bọc trái cây từ lúc c̣n non đến lúc chín, không ai biết được nó đă thẩm thấu vào thịt quả như thế nào và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe người tiêu dùng ra sao.
Người ta chỉ thấy rằng bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó căn bệnh ung thư được nhiều người cho rằng có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống các sản phẩm có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu.
Hồng Thủy (nguồn Tân Kinh báo)