Đều như vắt chanh, tuần 2 - 3 lần Huy đưa tiền cho bố đi "giải tỏa". Rồi th́ anh phải đích thân đưa cụ đến nhà nghỉ.
- “Ông cụ nhà ḿnh dù đă ở cái tuổi thất thập nhưng vẫn c̣n phừng phừng như thanh niên. Cùng là cánh đàn ông, hiểu tâm lư của cụ nên anh em tôi cũng đành tạo điều kiện cho cụ vào nhà nghỉ, rồi... nhắm mắt quay đi” – câu chuyện 100% sự thật của một người con trai kể lại.
N.V.Huy (tên nhân vật đă thay đổi) làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán lâm sản ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Công việc khá trôi chảy, nhà có của ăn, của để, lại va chạm nhiều với bên ngoài nên Huy khá “thoáng” trong tư duy.
Câu chuyện của anh đă được anh em, bạn bè thân thiết “xác nhận” 100% là sự thật: chuyện anh em Huy “đồng t́nh”, “tạo điều kiện” cho ông cụ đi “nhà nghỉ” để giải quyết sinh lư là chuyện có thật.
Dù đă bước qua tuổi 70 nhưng ông cụ thân sinh ra Huy vẫn có sức khoẻ sung măn, ham muốn nhu cầu sinh lư vẫn c̣n tràn ngập như... thanh niên. Con cái lại có điều kiện kinh tế dư giả, các món sơn hào hải vị, rượu thuốc, cao hổ, cao ngựa bạch... mà con cái mang về báo hiếu càng khiến cho ông cụ duy tŕ tuổi xuân. Nh́n ông, không ai đoán ông đă ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”.
Trong khi đó, cụ bà lại “nhăn nheo” như một miếng cau khô, và chỉ chăm chút việc đi lễ chùa, cúng bái... Sự “lệch pha” giữa cụ ông, cụ bà giống như một cái nùi rơm bện chặt mà không được đốt lửa, khiến tâm tính của ông cụ thay đổi.
Bắt đầu từ những cơn “quay quắt” vô cớ của ông cụ: gia đ́nh, con cháu đang hoà thuận, vui vẻ, cụ bỗng sinh tính cáu gắt, đá thúng đụng nia, chuyện nhỏ nhặt cũng làm ầm ĩ... Anh em, con cháu khuyên nhủ hỏi lư do, cơ sự, ông cụ càng nổi đoá...
Rồi, những lúc ông cụ “vắng nhà” một cách bí ẩn bắt đầu xuất hiện. Gần gũi với bố, Huy để quan sát và nhận thấy, “cữ” vắng nhà của bố đều đặn khoảng 2 lần trong một tuần, và mỗi lần “đi vắng” về, ông cụ cũng dịu tính hẳn, không c̣n cáu bẳn hay “sinh chuyện”, đá thúng đụng nia với con cháu...
Bằng sự gần gũi của người con trai duy nhất trong nhà, Huy hỏi chuyện ông cụ. Ban đầu, ông cụ chối đây đẩy, bảo đi đến nhà mấy ông bạn đồng niên chơi cờ tướng hay ôn cố tri tân. Nhưng, lư do của ông cụ đưa ra đă nhanh chóng bị... “bóc mẽ”, v́ ông cụ chẳng mấy khi ngó ngàng đến thú chơi cờ tướng của người già, và mấy ông bạn già của ông cũng chẳng phải là bạn bè thân thiết hay qua lại.
Một lần, sau một buổi cả gia đ́nh nhậu nhẹt, uống rượu, Huy và bố ngồi nhâm nhi ấm trà. Lựa chuyện, anh bắt đầu “đưa” đề tài bàn tán về mấy cái nhà nghỉ mới mở ở khu phố núi cạnh nhà với bố, buôn chuyện: mấy em phục vụ ở đó cũng ngoan ngoăn, lễ phép... Ông cụ say chuyện, vô t́nh “nói hớ” vài câu.
“Từ đó, tôi đă hiểu những lần vắng nhà của ông cụ là cụ đi đâu. Nói thật, ban đầu cũng khá sốc, nhưng khi b́nh tĩnh lại th́ thấy cũng chẳng trách ǵ được ông cụ. Trong lúc cụ đang hồi xuân, nhu cầu sinh lư, giải toả cũng rất đỗi b́nh thường. Tôi biết cụ cũng đă cố ḱm nén, chịu đựng, nhưng cụ không vượt qua được, đó chính là lư do cụ hay đá thúng đụng nia, khi không cũng gây chuyện với con cháu trong nhà...”.
Từ bữa tṛ chuyện với bố, lúc đầu, Huy không dám đưa bố đến cái chốn “cấm kỵ” ấy mà nhờ bạn bè thay ḿnh làm việc đó. Đều như vắt chanh, tuần đôi ba lần Huy đều “xuất kinh phí” để ông cụ đi giải toả. Sau đó, chính anh là người “cáng đáng” công việc đưa bố ḿnh vào... nhà nghỉ.
“Nói vậy, chẳng có việc ǵ tin tưởng hơn chính tay ḿnh làm. Gia đ́nh tôi có cái gien trội về khoản đó nên nhu cầu sinh lư của cánh đàn ông nhà tôi khá mạnh. Ông cụ ngoài 70 mà vẫn c̣n “phừng phừng” cũng là chuyện dễ hiểu”.
Tuy nhiên, v́ việc tế nhị nói trên, phần để giữ danh dự cho bố, cho gia đ́nh với bà con hàng xóm và chính con cháu của cụ, chuyện đưa bố vào nhà nghỉ chỉ có Huy và bố Huy biết.
“Nói th́ nói thế thôi, cái cảm giác con đưa bố vào nhà nghỉ làm chuyện ấy, nó cũng xót xa lắm, cảm giác tội lỗi và không đúng với chuẩn mực, đạo đức của ḿnh. Ngoài cái lo bệnh xă hội, bệnh lây lan thường trực, c̣n sợ ông cụ chẳng may trúng gió hay “quá đà” mà ngă ngựa giữa chừng th́ cũng ân hận lắm...”.
Để tránh những chuyện đó xảy ra, Huy phải dặn trước với em nhân viên (là người quen) phải “giữ ǵn” cho ông cụ, không được để ông cụ... quá đà, chỉ đơn giản là giúp cụ “xả” ra bên ngoài. C̣n ḿnh, anh ngồi bên ngoài, đợi ông cụ “hành sự” xong lại lên đón cụ về.
“Nh́n thấy ông cụ vẫn b́nh thường, không có vấn đề ǵ tôi mới thở phào. Nói gở, chẳng may trúng gió hay cụ lên cơn huyết áp, chắc tôi ân hận cả đời.” – Huy tâm sự chân thật.
Mâu thuẫn giữa những đ̣i hỏi về nhu cầu sinh lư một cách rất con người với lối sống, đạo đức truyền thống, nỗi day dứt về việc trái luân thường con đưa bố đi... giải toả... đă tạo ra những áp lực mới đối với rất nhiều người con và rất nhiều người cùng cảnh ngộ.
Theo VNN