Chính phủ Nhật Bản ngày 2/10 đă gửi công hàm phản đối Trung Quốc sau khi 4 tàu hải giám của Bắc Kinh lại đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
|
Ngoại trưởng Mông Cổ Luvsanvandan Bold (trái) và Ngoại trưởng Nhật Bản. Ảnh: Kyodonews |
“Tàu tuần tra của chúng tôi đă yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển này nhưng các tàu đó đă không phản hồi” – JCG thông báo. Theo thông tin từ JCG, 4 tàu hải giám nói trên nằm trong đội 6 tàu của chính phủ Trung Quốc đă xuất hiện tại vùng lănh hải tiếp giáp ngoài khơi Uotsuri – đảo lớn nhất trong chuỗi Senkaku/Điếu Ngư sáng cùng ngày.
Giới chức Nhật Bản cho hay, Tokyo đă thành lập một đơn vị đặc trách tại trung tâm quản lư khủng hoảng thuộc văn pḥng thủ tướng để xử lư vấn đề này. Đây là lần đầu tiên trong ṿng một tuần qua các tàu của Trung Quốc tiếp tục tiến vào vùng biển gần chuỗi đảo tranh chấp. Trước đó, ngày 1/10, một tàu của Đài Loan và 6 tàu Trung Quốc cũng đă đi vào vùng tiếp giáp lănh hải của Nhật Bản. Đến cuối ngày, tàu Đài Loan và 4 tàu Trung Quốc đă rời khỏi khu vực này.
Việc xâm nhập này diễn ra ít ngày sau khi các quan chức ngoại giao 2 nước đă có những màn tranh căi gay gắt tại một phiên họp của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tuần trước đă cáo buộc Nhật Bản ăn cắp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi Phó Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Kazuo Kodama đáp trả Tokyo có chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo này và rằng lời cáo buộc của Trung Quốc hoàn toàn vô căn cứ.
Bên cạnh đó, công ty chuyển phát nước ngoài của Nhật Bản ngày 2/10 cho biết, giới chức hải quan Trung Quốc đă tịch thu các tờ báo của Nhật Bản được đưa tới Trung Quốc quan đường hàng không. Theo thông tin từ công ty chuyển phát nói trên, nhà chức trách hải quan Trung Quốc đă không đưa ra bất kỳ lư do nào cho việc thu giữ các ấn bản tối 27 và sáng 28/9 của các tờ báo Nhật Bản. Các tờ báo này đă đưa tin về một cuộc họp giữa quan chức cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc Jia Qinglin và một phái đoàn gồm các nhà lập pháp và doanh nghiệp Nhật Bản ở Bắc Kinh hôm 28/9.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba ngày 2/10 đă có cuộc gặp với người đồng cấp Mông Cổ Luvsanvandan Bold tại Tokyo. Một số nguồn tin cho biết, ông Gemba đă nói với ông Bold về lập trường của Nhật Bản liên quan tới tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc và t́m kiếm sự thông cảm của chính quyền Mông Cổ về vấn đề này.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/10, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, những tranh chấp lănh hải đang gia tăng ở châu Á cần được giải quyết trên cơ sở các quy tắc và quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, vốn “không bao giờ thích hợp hơn vào thời điểm hiện nay”. “Tất cả các nước phải tôn trọng các trách nhiệm của họ trong việc giải quyết những tranh chấp biển bằng các biện pháp ḥa b́nh, mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực, căn cứ theo UNCLOS. Cách tiếp cận dựa trên các qui định theo UNCLOS có thể giải quyết ḥa b́nh những tranh chấp biển ở châu Á” – Ngoại trưởng del Rosario nói. |
Minh Ngọc (Theo AFP, Kyodonews, TTX)