Sau ngày giải phóng miền Nam, Việt Nam thu được hàng trăm máy bay đủ kiểu loại của Không lực VNCH.
(ĐVO) Đến tháng 4/1975, Không lực VNCH được xây dựng và trang bị khá hiện đại, là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Theo tài liệu Bộ tư lệnh Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất, lực lượng này được trang bị 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).
Sau ngày thống nhất đất nước, Quân chủng Pḥng không - Không quân nhanh chóng thu hồi chiến lợi phẩm để bảo vệ Tổ quốc.
Tính đến cuối tháng 5/1975, bộ đội ta đă thu hồi được hàng trăm máy bay gồm một số loại sau đây:
- Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 (biến thể F-5A/E) và 5 AD-6
- Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
- Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19
- Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1
- Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47.
Số c̣n lại trong hơn 1.000 chiếc máy bay của VNCH, một phần bị phá hủy trong chiến dịch tấn công, một phần bị binh sĩ VNCH lấy làm phương tiện tháo chạy, ngoài ra một số bị hư hỏng không thể khôi phục hoạt động.
Máy bay cường kích A-37 hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Với số máy bay thu được, Bộ Quốc pḥng quyết định thành lập một loạt trung đoàn không quân mới.
Ngày 30/5/1975, Bộ ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Tiêm kích 935 sử dụng máy bay tiêm kích F-5 và Trung Đoàn Không quân Cường kích 937 dùng A-37. Bước đầu, 2 trung đoàn có nhiệm vụ tác chiến pḥng không, tiến công đường không, giành và giữ quyền làm chủ bầu trời, chi viện bảo vệ lực lượng binh chủng hợp thành…
Ngày 5/7/1975, Bộ ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Vận tải 918 trang bị máy bay C-130, C-47 và C-119. Trung đoàn làm nhiệm vụ vận tải và có thể tham gia tiến công đường không khi cần.
Ngày 20/7/1975, Trung đoàn Không quân 917 ra đời, trang bị trực thăng UH-1, CH-47 và máy bay trinh sát L-19, U-17. Đoàn 917 giao nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực, trinh sát đường không, chỉ thị mục tiêu, đổ bộ vận chuyển/vận tải đường không, cấp cứu.
Trên cơ sở các Trung đoàn mới, ngày 15/9/1972, Sư đoàn Không quân 372 thành lập biên chế 4 đơn vị trên.
Những trung đoàn không quân này góp công không nhỏ trong chiến dịch Biên giới Tây Nam năm 1979 và sau đó là truy quét tàn quân Khơ Me đỏ trong suốt những năm 1980.
Hầu hết, trong các chiến dịch của bộ độ Việt Nam lúc đó đều có sự tham gia chi viện hỏa lực của máy bay F-5, A-37, UH-1, C-130, C-119...
Cuối những năm 1980, do nhiều điều kiện khác nhau mà chủ yếu là thiếu phụ tùng linh kiện, lần lượt các máy bay chiến lợi phẩm đều ngừng hoạt động và loại khỏi trang bị. Riêng trực thăng UH-1, giữa những năm 1990, Việt Nam đă khôi phục một số chiếc tiếp tục phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam hiện đại.
Baodatviet