R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Quốc hội đồng t́nh siết chặt việc nhập cư vào Thủ đô
Tại Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho biết việc quy định điều kiện đăng kư nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn tuy chưa phải là giải pháp tối ưu nhưng cũng là một trong những giải pháp cần thiết.
Sáng nay 26/10, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tŕnh bày Tờ tŕnh dự án Luật Thủ đô. Ngay sau đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lư tŕnh bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô.
Theo Báo cáo Thẩm tra, Uỷ ban pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ sở pháp lư và điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng, phát triển, quản lư và bảo vệ Thủ đô.
Với vị trí, vai tṛ của Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia th́ việc xây dựng, phát triển, quản lư và bảo vệ Thủ đô là trách nhiệm chung của các cơ quan trung ương, thành phố Hà Nội và nhân dân cả nước. Để có thể khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh phát triển Thủ đô th́ cần quy định cho Thủ đô một số cơ chế, chính sách phù hợp. Các cơ chế, chính sách này hoặc là chưa được quy định trong luật hiện hành hoặc đă được quy định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển, quản lư và bảo vệ Thủ đô.
Bên cạnh đó, Uỷ ban pháp luật cho rằng, một số tồn tại trong xây dựng, quản lư và phát triển Thủ đô thời gian qua c̣n có nguyên nhân là do công tác thi hành pháp luật chưa nghiêm, giải phóng mặt bằng chậm, sự gia tăng dân cư cơ học, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị sự nghiệp trong nội thành chưa được sắp xếp hợp lư; c̣n nhiều công tŕnh xây dựng sai phép, không phù hợp với quy hoạch...
V́ vậy, cùng với việc xây dựng, ban hành Luật Thủ đô, Uỷ ban Pháp luật đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan và chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội cần sớm có biện pháp khắc phục những hạn chế này, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lư và thi hành pháp luật trên địa bàn Thủ đô.
| Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lư tŕnh bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô - ảnh: TTXVN | Quản lư chặt việc nhập cư vào nội thành
Về một số điều khoản cụ thể, Báo cáo Thẩm tra phân tích: Tại khoản 4 Điều 19 của dự thảo Luật quy định điều kiện đăng kư thường trú vào nội thành Hà Nội chặt hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật cư trú và có quy định hai phương án về vấn đề này.
Uỷ ban pháp luật nhận thấy, thực tế t́nh trạng gia tăng dân số cơ học ở Thủ đô hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra t́nh trạng quá tải đối với hạ tầng kinh tế - xă hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo nên những áp lực về giao thông, trường học, chỗ ở, y tế, việc làm… Việc quy định điều kiện đăng kư nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn đối với một số đối tượng tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lư dân cư nhưng cũng là một trong những giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giăn bớt số lượng dân cư thường trú trong nội thành.
Do đó, nhiều ư kiến thành viên Ủy ban pháp luật tán thành với Phương án 1 quy định về điều kiện đăng kư thường trú (nhập hộ khẩu) của công dân ở nội thành Hà Nội như quy định tại khoản 4 Điều 19 của dự thảo Luật. Có một số thành viên Ủy ban pháp luật tán thành với Phương án 2, v́ cho rằng Phương án này cụ thể, chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, Uỷ ban Pháp luật cũng kiến nghị, về lâu dài, cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xă hội, quy hoạch, như chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức ra khỏi nội thành; hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận... th́ mới có thể giải quyết được tận gốc vấn đề này.
Thu phí giao thông, phạt hành chính cao hơn
Về việc quy định mức thu phí giao thông vận tải cao hơn trên địa bàn Thủ đô, tại điểm b khoản 3 Điều 18 của dự thảo Luật quy định HĐND TP Hà Nội được quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn, nhưng không quá 02 lần so với mức thu do Chính phủ và Bộ Tài chính quy định đối với một số khoản thu phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Nhiều ư kiến trong Ủy ban pháp luật tán thành với quy định này của dự thảo Luật và cho rằng, so với các địa phương khác th́ tại thành phố Hà Nội có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mật độ dân cư, lưu lượng người tham gia giao thông tăng nhanh trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng c̣n nhiều bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ách tắc, mất trật tự trong giao thông, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường ...
| Quản lư việc nhập khẩu, tăng phí giao thông, tăng mức phạt vi phạm... là những điểm quan trọng trong Dự án Luật Thủ đô - ảnh: Xuân Hưng | “Trong bối cảnh như vậy, cần cho phép Hà Nội quy định mức phí cao hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm góp phần hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, đồng thời huy động thêm nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô, phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm ngày càng phục vụ tốt hơn cho người tham gia giao thông” - báo cáo thẩm nêu rơ.
Tuy nhiên, một số ư kiến cũng cho rằng, sự quá tải về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải không chỉ là vấn đề bức xúc của riêng Thủ đô Hà Nội. Theo quy định của pháp luật hiện hành th́ các loại phí trong lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không nhiều, số thu không lớn so với tổng vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông. Hơn nữa, mục đích của việc thu phí là để trả cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chứ không phải nhằm mục đích khác. V́ vậy, ư kiến này cũng đề nghị cân nhắc quy định nêu trên.
Về xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành Hà Nội, tại khoản 2 Điều 20 của dự thảo Luật quy định HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn, nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng.
Uỷ ban Pháp luật cho biết, có ư kiến cho rằng Luật xử lư vi phạm hành chính mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 6/2012) đă nâng mức phạt tiền cao hơn nhiều trong các lĩnh vực này so với quy định của pháp luật xử lư vi phạm hành chính hiện hành. V́ vậy, việc quy định 3 lĩnh vực này được áp dụng mức tiền phạt cao hơn là vấn đề cần phải cân nhắc.
Tuy nhiên, nhiều ư kiến trong Ủy ban pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật bổ sung 3 lĩnh vực mới so với quy định của Luật xử lư vi phạm hành chính là văn hóa, đất đai, xây dựng trong nội thành được áp dụng mức tiền phạt cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lư hiện nay của Thủ đô Hà Nội.
Theo các ư kiến này, tuy việc áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính cao hơn chưa phải là biện pháp hữu hiệu nhất để Hà Nội giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay, nhưng xét về vị trí, vai tṛ và t́nh h́nh thực tiễn của Hà Nội th́ phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn trong 3 lĩnh vực này mới đủ sức răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự quản lư hành chính ở Thủ đô. Đây là một trong những giải pháp cần thiết áp dụng đồng bộ với các biện pháp khác để góp phần xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.
Xuân Hưng
|