Trên lư thuyết, khi xây dựng dự án thuỷ điện, việc tái định cư, định canh cho người dân phải thực hiện trước tiên, sau đó mới triển khai thi công dự án. Đến lúc dự án đi vào hoạt động, việc các doanh nghiệp phải làm là trồng rừng bị mất do chuyển đổi làm thuỷ điện. Thế nhưng trong thực tế, phần lớn tại nơi có dự án thuỷ điện, những việc đáng làm như trên thường bị bỏ lơ…
Người dân được ăn “bánh vẽ”
Người dân vùng thuỷ điện Sông Tranh 2 sửa lại nhà bị nứt do động đất.
Những ngày trung tuần của tháng 11, chúng tôi đến vùng tái định cư của thuỷ điện Hà Nang ở thôn 4, xă Trà Thuỷ, huyện Trà Bồng (Quảng Ngăi). Gặp chúng tôi, trưởng thôn 4, ông Hồ Văn Tiến than: “Khi thuỷ điện Hà Nang xây dựng, bà con được chính quyền và doanh nghiệp hứa sẽ làm nhà, kéo điện, khai hoang ruộng lúa nước và làm dịch vụ du lịch sinh thái… Nhưng, bây giờ về đây, nhà th́ có ở, c̣n mọi thứ, ba năm nay chẳng thấy đâu!”
Do thiếu thốn, nhiều người dân phải đi làm thuê, trồng keo kiếm cơm qua ngày. Có người quay về lại vùng đất trước đây canh tác chưa bị ngập ch́m dưới ḷng hồ thuỷ điện để kiếm sống. “Về đây không có đất sản xuất, nên người dân phải vào rừng chặt củi đổi gạo”, ông Tiến nói. Tuy nhiên, cách “chặt củi” ở đây không phải bằng rựa, mà bằng cưa máy hẳn hoi. Tại đây, không chỉ có nhà ông Tiến, mà có non 20 chiếc cưa máy được đồng bào dùng để “đổi cơm”. Do đó, cách đây ba năm, xung quanh khu này là rừng bạt ngàn xanh, c̣n bây giờ, cây rừng ở xung quanh trên 100 hộ dân nơi đây đă biến mất.
Đi qua các thôn ở xă Trà Thuỷ, chúng tôi c̣n thấy nhiều cánh đồng nhỏ bị bỏ hoang, cây cối mọc um tùm. Ông Đinh Văn Chiến, tổ 17, thôn 5, xă Trà Thuỷ cho biết: “Đó là ruộng lúa nước Trà Cân. Ngày xưa làm lúa được, c̣n ngày nay do ḍng chảy của các tuyến sông, suối bị thay đổi bởi việc chặn ḍng tích nước hồ thuỷ điện”.
Tương tự như “bánh vẽ” cách đây ba năm ở vùng thuỷ điện Hà Nang, hiện ở dự án thuỷ điện Đakrinh (xă Sơn Liên, huyện Sơn Tây) đang thi công, mỗi hộ dân được chính quyền hứa cấp cho 400m2 đất ở, 600m2 đất vườn và 1ha đất sản xuất. Ông Trần Đông Phong, chủ tịch UBND xă Sơn Liên khẳng định: “Đất hứa phát cho dân sẽ có, v́ quỹ đất đă có sẵn”. Thế nhưng, khi hỏi đă cấp cho dân chưa, ông Phong nói: “Khu tái định cư đang xây dựng. 1.000m2 đất ở và đất vườn th́ có rồi, c̣n 1ha đất sản xuất th́ đang… khảo sát”.
Lời nói gió bay?
Điều không khỏi xót xa là, trong khi chính quyền thu hồi đất và rừng để làm dự án thuỷ điện, th́ cộng đồng dân cư ở khu tái định cư Hà Nang đến giờ vẫn chưa có điện. Trong khi đó, theo công ty cổ phần đầu tư – xây dựng Thiên Tân, công tŕnh thuỷ điện Hà Nang đă phát huy hiệu quả. Bí thư đảng bộ huyện Trà Bồng, ông Trần Công Minh nói: “Ở thuỷ điện Hà Nang, không thể trách doanh nghiệp, bởi trong thoả thuận trước khi làm dự án thuỷ điện, doanh nghiệp có trách nhiệm làm khu tái định cư, làm dịch vụ du lịch sinh thái, c̣n việc tái định canh, kéo điện và thảm nhựa mặt đường là do chính quyền và ngành chức năng thực hiện.
Theo ông Minh, những khó khăn của người dân ở khu tái định cư thuỷ điện Hà Nang là có thật. Hiện nay, hàng chục gia đ́nh phải trở về làng cũ khai hoang sinh sống để chờ đợi tái định canh. “Ban đầu huyện đă đề nghị khai phá 135ha cho dân sản xuất, nhưng không được phê duyệt. Vừa qua, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngăi đă đề nghị huyện Trà Bồng làm dự án tái định canh cho đồng bào với trên 100ha. Dự án này đă gửi lên sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngăi”, ông Minh nói. Như vậy, lần thứ hai chính quyền đề nghị khai phá đất sản xuất cho nguời dân, c̣n chuyện bao giờ mới trở thành hiện thực th́ đang phải chờ đợi… ngành chức năng.
Một vấn đề đặt ra nữa là doanh nghiệp làm dự án thuỷ điện phải có trách nhiệm trồng lại diện tích rừng bị chuyển đổi sang làm dự án thuỷ điện. Mọi trường hợp không có phương án trồng rừng thay thế được duyệt th́ kiên quyết không cho khởi công đầu tư. Thế nhưng, thực tế không là như vậy, bởi v́, chẳng có mấy địa phương, doanh nghiệp thực hiện điều này. Theo khảo sát của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2006 – 2012, cả nước đă có 160 dự án thuỷ điện ở 29 tỉnh, thành với gần 19.800ha rừng chuyển đổi mục đích sang xây dựng thuỷ điện. Thế nhưng đến nay, chỉ có tám tỉnh thực hiện trồng rừng bù vào số diện tích rừng đă mất, với 735ha, chỉ bằng 3,7% diện tích rừng đă chuyển đổi.
Trao đổi với chúng tôi, giám đốc công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Tân, ông Huỳnh Kim Lập, cho biết: “Chúng tôi rất trăn trở với cuộc sống bà con hiện nay, nhưng đầu tư điện và thảm nhựa con đường tốn mất hàng trăm tỉ đồng. Mỗi năm chúng tôi đă đưa 10 tấn gạo hỗ trợ cho bà con ở vùng tái định cư – dù không có trong phần thoả thuận ban đầu. Về việc trồng rừng bù vào diện tích làm thuỷ điện, chúng tôi chưa được ngành và chính quyền giao đất rừng để thực hiện”. Trả lời chúng tôi về việc tại sao chưa làm khu du lịch sinh thái như dự án đă đưa ra, ông Lập cho biết hiện nay rất khó làm điều này, bởi lẽ, rừng đă bị tàn phá nặng nề và đường sá đi lại khó khăn, khách du lịch không thể đến được. “Nếu đường làm xong, bảo vệ rừng tốt th́ chúng tôi sẵn sàng đầu tư làm khu du lịch sinh thái ở thuỷ điện Hà Nang”, ông Lập nói.
Phải rà soát lại các dự án thuỷ điện
Cánh đồng trồng lúa nước trở thành băi chăn thả trâu ḅ của người dân địa phương.
Trả lời tại phiên chất vấn sáng 14.11 về việc liên quan đến thuỷ điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Với các dự án thuỷ điện hiện có, phải rà soát lại tất cả, nếu không đạt các yêu cầu, th́ cũng phải có phương án xử lư cụ thể. Một là, hồ đập có an toàn không? Nếu hồ không an toàn, phải dừng lại sửa chữa, bổ sung và thấy không an toàn là dứt khoát không làm. Hai, phải rà soát lại việc tái định cư, bây giờ dân sống thế nào, nếu chưa đạt yêu cầu mà Đảng và Nhà nước đề ra, là có điều kiện sống tốt hơn, th́ phải đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù. Việc này đang làm và đă có những chính sách cụ thể, các địa phương nói chưa đủ, th́ chúng tôi đang làm việc này để đạt yêu cầu mà chúng ta đặt ra. Ba là, rà soát xem việc trồng lại rừng mà các chủ đầu tư cam kết, v́ khi cấp dự án, các chủ đầu tư đều cam kết là sẽ đầu tư trồng lại rừng, nhưng bây giờ tỷ lệ đạt rất thấp như đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam có nêu. Làm việc cụ thể với từng dự án do thiếu đất hay có đất rồi mà không làm, có đất rồi không đầu tư trồng rừng th́ buộc phải làm, c̣n thiếu đất, chúng tôi có nêu với đồng chí bộ trưởng là tính toán yêu cầu nộp tiền để trồng ở địa phương khác.
Theo SGTT