15 năm sau khi được bàn giao Hồng Kông, lănh đạo mới của Trung Quốc ngày càng lo lắng về tư tưởng luôn muốn độc lập của đặc khu hành chính này.
Một quan chức cao cấp của Trung Quốc, người phụ trách các vấn đề của Hồng Kông, Zhang Xiaoming đă cáo buộc các cường quốc bên ngoài – ám chỉ Anh và Mỹ - đă giúp các đảng đối lập tại Hồng Kông trong việc đ̣i tách khỏi Trung Quốc.
Viết trên tờ báo của Hồng Kông ủng hộ Bắc Kinh Wen Wei Po, ông Zhang nhấn mạnh rằng luật mới đă được soạn thảo nhằm ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của bên ngoài.
Điều này đă tạo nên sự giận dữ trong số các chính trị gia và các nhà hoạt động phe dân chủ ở Hồng Kông. Nhiều người tin rằng một cuộc khủng hoảng giữa Bắc Kinh và Hồng Kông đang xây dựng.
Thanh niên ở Hồng Kông biểu t́nh phản đối việc học lịch sử "theo cách của dân Trung Quốc" vào đầu năm nay
Chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến thăm Hồng Kông hồi tháng Bảy đă được chào đón bởi những người biểu t́nh phản đối những ǵ mà họ coi là nỗ lực để gắn Hồng Kông chặt vào lănh thổ Trung Quốc. Một số người biểu t́nh đă mang lá cờ cũ thời Hồng Kông c̣n là thuộc địa của Anh để đấu tranh.
“Chúng tôi là người Hồng Kông”
Những người cầm cờ đều là thanh niên, không ít người trong số họ chỉ mới là thiếu niên ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Họ không yêu cầu sự quay trở lại cai trị của Anh – thay vào đó họ nhấn mạnh sự độc lập của Hồng Kông. Và họ cho rằng lá cờ là biểu tượng cho sự tồn tại đặc biệt của họ.
“Chúng tôi không phải là người Anh, chúng tôi cũng không phải là người Trung Quốc. Chúng tôi là người Hồng Kông, và chúng tôi muốn tồn tại theo cách đó”. Đó là lời tuyên bố của Danny Chan, 26 tuổi, một trong những người tổ chức cuộc biểu t́nh hồi tháng Bảy.
Vào tháng 9, Trung Quốc một lần nữa tạo lên làn sóng cho sự tức giận khi chính phủ Trung Quốc muốn các trường học Hồng Kông bắt đầu giảng dạy lịch sử Trung Quốc (dưới cách nh́n của Trung Quốc).
Các cuộc biểu t́nh tiếp tục diễn ra, các lá cờ thời thuộc địa một lần nữa được vẫy lên với sự nhiệt t́nh của đám đông lớn và niềm tin mănh liệt rằng chính quyền Hồng Kông sẽ không nhượng bộ và đồng ư để đưa những bài học mới vào nhà trường.
Mười lăm năm đă trôi qua, tư tưởng độc lập của một phần lớn Hồng Kông dường như không thể tưởng tượng được. Người ta đă tin rằng việc bàn giao trong tháng 6/1997 sẽ nhanh chóng nhấn ch́m Hồng Kông trong một Trung Quốc lớn hơn. Người dân Hồng Kông đă luôn luôn lặng lẽ chấp nhận sự cai trị của người Anh, và thật hợp lư khi nghĩ rằng họ sẽ đồng thuận với những người Trung Quốc đại lục.
Khoảng cách ngày càng lớn
Những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7/1997, không hiếm những cảnh ăn mừng hoành tráng và rực rỡ của sự chuyển giao thành công Hồng Kông về với Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi thứ đă thay đổi rất khác sau 15 năm.
Giờ đây, có một nỗi sợ hăi mới, rằng Trung Quốc cảm thấy nước này cần phải làm một điều ǵ đó để giảm thiểu sự khác biệt ngày càng tăng giữa Hồng Kông và Trung Quốc.
Vào năm 2017, nếu mọi thứ đi theo đúng kế hoạch, Trưởng đặc khu Hồng Kông sẽ có quyền hạn tương đương với chức chủ tịch nước thông qua bầu cử nhân dân. Tại thời điểm này, Bắc Kinh cũng sẽ phải đề cử một số quan chức cao cấp của Hồng Kông làm việc trong Chính phủ.
Trung Quốc rơ ràng là rất lo lắng nếu Trưởng đặc khu Hồng Kông được bầu, điều này sẽ khuyến khích ư thức về sự độc lập trong ḷng người dân Hồng Kông. Nhiều người ủng hộ dân chủ sợ rằng Trung Quốc đang t́m cách tŕ hoăn việc này, thậm chí là ngừng hoàn toàn.
Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào thái độ của giới lănh đạo mới vừa được bầu lên ở Bắc Kinh.